Kienlongbank sẽ lên sàn UPCoM trong quý 2

Ngân hàng dự kiến tăng lợi nhuận lên mức 250 tỷ đồng trong năm nay, từ mức 151 tỷ của năm 2016 song vốn điều lệ vẫn sẽ giữ nguyên ở mức tối thiểu là 3.000 tỷ.

Theo tài liệu phục vụ đại hội cổ đông thường niên 2017 vừa được Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) công bố, năm 2016 ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 151 tỷ đồng, giảm 28,4% so với cùng kỳ năm trước và chỉ đạt phân nửa so với kế hoạch đề ra.

Nguyên nhân là do Kienlongbank đã tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm lãi vay để chia sẻ khó khăn với khách hàng; tăng trích lập dự phòng các khoản để xử lý rủi ro và triển khai các gói tín dụng ưu đãi…

Năm 2016 ngân hàng cũng không chia cổ tức (trong khi kế hoạch trước đó là chia 6%) vì để lại để bổ sung nguồn vốn tự có và muốn làm tăng giá trị sổ sách cho cổ phần ngân hàng sau khi lên sàn.

Về việc mua lại hoặc thành lập công ty tài chính thì năm qua HĐQT vẫn chưa triển khai và sẽ xin ý kiến cổ đông sau.

Kế hoạch năm 2017, ngân hàng sẽ hoàn tất thủ tục và niêm yết cổ phiếu Kienlongbank (KLB) trên sàn UPCoM vào quý 2. Ngân hàng cũng đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 250 tỷ đồng – bằng mức đặt ra cho năm 2016. Vốn điều lệ vẫn sẽ giữ nguyên ở mức 3.000 tỷ, tổng tài sản nâng lên 36,5 nghìn tỷ từ mức 30.000 tỷ hiện nay. Mạng lưới chi nhánh sẽ không tăng thêm mà giữ nguyên ở con số 117 điểm. Tỷ lệ cổ tức dự kiến chia là 8%.

Định hướng kinh doanh của ngân hàng năm nay là tăng cường năng lực tài chính, quản trị rủi ro, chất lượng tài sản, chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu; tích cực cơ cấu lại tài sản và vốn theo hướng thu hẹp chênh lệch kỳ hạn nguồn vốn và sử dụng vốn, tăng tỷ trọng vốn có tính ổn định cao.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Nam A Bank - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á

Nam A Bank là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á vừa được Tạp chí Kinh doanh Fortune (Hoa Kỳ) vinh danh, minh chứng cho hoạt động hiệu quả - ổn định – minh bạch của ngân hàng này. Để vào trong bảng xếp hạng

Video