Khung giá nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không

Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 13/2022/TT-BGTVT về khung giá nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không.
Khung giá nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không - Ảnh 1.

Bộ Giao thông vận tải ban hành khung giá nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không

Theo Thông tư, khung giá nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không được quy định như sau:

1- Nhượng quyền khai thác nhà ga hành khách quốc tế: Từ 15% - 24%;

2- Nhượng quyền khai thác nhà ga, kho hàng hoá: Từ 1,5% - 4,5%;

3- Nhượng quyền khai thác phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất: Từ 1,5% - 4,5%;

4- Nhượng quyền khai thác sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không: Từ 1% - 3%;

5- Nhượng quyền khai thác kỹ thuật hàng không: Từ 1% - 3%;

6- Nhượng quyền khai thác cung cấp suất ăn hàng không: 75.000 đồng/chuyến bay - 225.000 đồng/chuyến bay;

7- Nhượng quyền khai thác cung cấp xăng dầu hàng không: 28.000 đồng/tấn - 84.000 đồng/tấn.

Các mức giá nhượng quyền nêu trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Các mức giá nhượng quyền theo tỷ lệ % quy định tại mục 1 đến mục 5 được tính trên doanh thu (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) của doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ tương ứng. Doanh thu hoặc sản lượng để tính giá nhượng quyền khai thác không bao gồm doanh thu hoặc sản lượng của các công ty cung cấp dịch vụ cho chính doanh nghiệp mình và công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ cung ứng dịch vụ cho công ty mẹ.

Doanh nghiệp cảng hàng không và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay thực hiện đàm phán, thương thảo giá dịch vụ trong khung giá trên.

Thông tư 13/2022/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2022.

Theo Tuệ Văn (Chinhphu.vn)

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video