Khách hàng cần cảnh giác trước hành vi lừa đảo thay SIM 4G

Nhà mạng chỉ thực hiện việc thay SIM trực tiếp qua 2 hình thức, đó là khách hàng đến các điểm giao dịch, hoặc nhân viên đến phục vụ giao SIM 4G trực tiếp tại nhà cho khách hàng. Nhà mạng không đổi SIM 4G qua cuộc gọi và tin nhắn điện thoại.

Trước thông tin về tình trạng mạo danh nhân viên các nhà mạng gọi điện, nhắn tin đổi SIM 4G để chiếm đoạt thông tin người tiêu dùng, nhằm bảo vệ quyền lợi của khác hàng, VinaPhone khuyến cáo khách hàng thận trọng trước các cuộc gọi, tin nhắn mời thay SIM 4G.

Theo ghi nhận của Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 và hệ thống tiếp nhận, giải quyết yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng của Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), trong thời gian qua, đơn vị đã tiếp nhận hàng chục cuộc gọi, đơn thư phản ánh về việc bị một số đối tượng mạo danh là nhân viên của các nhà mạng gọi điện, nhắn tin hướng dẫn cú pháp để thực hiện nâng cấp SIM 4G thành SIM 4G nhằm lừa đảo, chiếm đoạt quyền kiểm soát SIM điện thoại, đánh cắp các thông tin mã OTP để thực hiện vay tiêu dùng, hoặc thanh toán các đơn hàng online dựa trên số điện thoại của người tiêu dùng.

Các đối tượng lừa đảo lợi dụng chính sách hỗ trợ đổi SIM 4G của các nhà mạng và đưa ra những lý lẽ đầy thuyết phục, như thực hiện đổi SIM từ xa nhằm hạn chế tiếp xúc, tránh lây lan của dịch COVID-19, đổi SIM ngay để được miễn phí và nhận được các ưu đãi, hay nếu không nâng cấp lên 4G sẽ không thể tiếp tục sử dụng dịch vụ… nhằm chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.

Trước những diễn biến phức tạp của hành vi lừa đảo, mạng di động VinaPhone khuyến cáo khách hàng thận trọng trước các cuộc gọi, tin nhắn mời thay SIM 4G qua điện thoại.

Việc đổi SIM 4G là các chiến dịch của các nhà mạng nhằm hỗ trợ khách hàng truy cập vào mạng internet 4G tốc độ cao, phục vụ tốt hơn nhu cầu sử dụng internet di động của khách hàng.

Nhằm bảo mật thông tin cho khách hàng trong việc thay SIM 4G, VinaPhone chỉ thực hiện việc thay SIM trực tiếp qua 2 hình thức: Khách hàng đến các điểm giao dịch của VinaPhone, hoặc nhân viên VinaPhone đến phục vụ giao SIM 4G trực tiếp tại nhà cho khách hàng. Khi đến thay SIM, nhân viên mặc đồng phục, đeo thẻ VNPT, trực tiếp tư vấn, hướng dẫn và thực hiện các thủ tục chuyển đổi cho khách hàng. Sau khi hoàn thiện các thủ tục, nhân viên sẽ kiểm tra lại SIM mới, xác thực đúng số thuê bao của khách hàng.

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, VinaPhone thực hiện các hình thức tiếp nhận nhu cầu đăng ký đổi SIM 4G qua các kênh như đăng ký qua Tổng đài chăm sóc khách hàng 18001091, đăng ký online qua web/app My VNPT.

Mạng VinaPhone không cung cấp hình thức đổi SIM 4G qua cuộc gọi và tin nhắn điện thoại. Khách hàng cần sở hữu SIM 4G mới trong tay trước khi thực hiện đổi SIM với sự trợ giúp của nhân viên VinaPhone.

VinaPhone cũng khuyến cáo khách hàng cần thận trọng trước những cuộc gọi, tin nhắn bất thường mời thay SIM 4G, không thực hiện các yêu cầu thao tác thay SIM qua điện thoại.

Khi phát hiện những cuộc gọi, tin nhắn có dấu hiệu lừa đảo, khách hàng phản ánh về Tổng đài chăm sóc khách hàng duy nhất của VinaPhone 18001091. Các cuộc gọi chính thức của VinaPhone từ tổng đài chăm sóc khách hàng sẽ hiển thị số 0888001091, tin nhắn của VinaPhone đến máy khách hàng sẽ hiển thị tên thương hiệu VinaPhone.

Theo Chinhphu.vn

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

Video