iPhone 12 là 'món quà' đối với các công ty công nghệ Hàn Quốc

Sự xuất hiện của iPhone 12 đã giúp các công ty công nghệ Hàn Quốc dẫn đầu tỷ trọng cung cấp linh kiện.

Kể từ khi iPhone 12 xuất hiện, các nhà cung cấp Hàn Quốc đang trở nên quan trọng hơn với Apple. So với mẫu smartphone năm 2019, các linh kiện do Hàn Quốc sản xuất trên chiếc iPhone 12 Pro tăng mạnh, chiếm 26,8% giá trị của thiết bị cầm tay, lớn hơn tỷ trọng linh kiện do Mỹ sản xuất.

Việc Apple sử dụng nhiều linh kiện Hàn Quốc hơn chủ yếu dựa vào quyết định áp dụng công nghệ màn hình đi-ốt phát quang hữu cơ trên iPhone 12. Màn hình này vốn được cung cấp bởi Samsung Display và LG Display.

Linh kien do Han Quoc chiem ty trong gia tri lon tren iPhone 12 anh 1

Hàn Quốc vươn lên vị trí dẫn đầu quốc gia chiếm tỷ trọng cung cấp linh kiện trên iPhone 12 Pro. Ảnh: Foumalhaut Techno Solutions.

Theo đơn vị nghiên cứu Fomalhaut Techno Solutions, giá thành sản xuất của một chiếc iPhone 12 Pro khoảng 406 USD. Trong đó linh kiện Hàn Quốc và Mỹ chiếm lần lượt 26,8%, 21,9% giá trị. So với iPhone 11, tỷ trọng của các nhà sản xuất Hàn Quốc đã tăng 9,1%. Đồng thời tỷ trọng của các đơn vị sản xuất tại Mỹ giảm những 3,9%.

Giá trị đóng góp của Samsung Display tăng mạnh kể từ khi Apple thay thế màn hình LCD bằng OLED, vốn là thế mạnh của các nhà cung cấp Hàn Quốc. So với phiên bản iPhone SE 2, dự kiến ra mắt vào đầu năm 2021, thị phần linh kiện Hàn Quốc đã tăng 22,4%, trong khi linh kiện do Nhật Bản sản xuất giảm 12,1%. Ngoài màn hình, Samsung cũng cung cấp chip nhớ cho iPhone 12.

Trước đây, màn hình của iPhone thường được các hãng công nghệ Nhật Bản như Japan Display cung cấp. Sự đóng góp của các công ty Nhật Bản vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Sony là nhà cung cấp cảm biến hình ảnh CMOS chính, tích hợp trong 3 ống kính camera trên iPhone 12. Các cảm biến này có giá từ 5,4-7,4 USD/chiếc. Để kiểm soát tiếng ồn và bảo vệ mạch, nhiều thành phần thụ động, bao gồm một số linh kiện nhỏ bằng đầu bút bi vẫn được các công ty Nhật Bản cung cấp.

Linh kien do Han Quoc chiem ty trong gia tri lon tren iPhone 12 anh 2

Pin của iPhone 12 được thiết kế nhỏ lại nhằm tạo không gian cho những linh kiện khác. Ảnh: iFixit.

iPhone 12 được trang bị tụ gốm nhiều lớp của Murata Manufacturing và cuộn cảm điện của Taiyo Yuden. Smartphone được gia công với hơn 1.600 bộ phận thụ động trên bảng mạch. Dung lượng của pin đã bị cắt giảm 10% để tạo không gian cho những linh kiện khác. Pin được cung cấp bởi Amperex Technology Ltd. (ATL), một công ty con của TDK Nhật Bản có trụ sở tại Hong Kong.

Theo các nhà phân tích, nhờ có các biện pháp tiết kiệm năng lượng như thay thế chip 7 nm bằng chip 5 nm, iPhone 12 vẫn có thời gian hoạt động không kém gì những phiên bản trước đó.

Trong bối cảnh mối quan hệ giữa 2 nước Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng, các linh kiện do quốc gia tỷ dân sản xuất chỉ chiếm chưa đến 5% tổng giá trị. Mặc dù vậy, Apple vẫn giao phần lớn dây chuyền gia công cho các nhà máy ở Trung Quốc. Để giảm sự phụ thuộc vào quốc gia này, hãng công nghệ có trụ sở tại Cupertino sẽ phải tìm đến những địa điểm sản xuất khác.

Theo Zing

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Thị trường lao động trước làn sóng AI

Theo khảo sát từ trang web tuyển dụng TopCV, hơn 82,6% nhân viên Non-IT và 93,49% nhân viên IT Việt Nam hiện đã sử dụng AI trong công việc hàng ngày.

Video