HSBC: GDP quý II sẽ đạt 6,1%

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng đạt mức cao, sản xuất công nghiệp lẫn xuất khẩu khá tốt... là những cơ sở khả quan cho việc GDP quý II tăng trưởng 6,1%, theo báo cáo vĩ mô, triển vọng thị trường tháng 6 của HSBC.

Các chuyên gia HSBC cho biết, tăng trưởng kinh tế quý I mặc dù ở mức khá thấp nhưng những chỉ số gần đây cho thấy nền kinh tế Việt Nam có nhiều cải thiện. Theo đó, chỉ số nhà quản trị mua hàng - PMI trong tháng 5 đạt mức cao nhất trong 10 tháng qua, tăng từ 52,3 điểm trong tháng 4 lên 52,7 điểm.

Kinh tế cải thiện nhờ số lượng đơn hàng mới gia tăng mạnh, cho thấy hoạt động sản xuất vẫn có thể tiếp tục phát triển trong tháng 6. Cả sản xuất công nghiệp lẫn xuất khẩu vẫn không ngừng tăng trưởng trong quý II/2016.

[caption id="attachment_22226" align="aligncenter" width="500"]Tăng trưởng GDP quý II được dự báo sẽ khả quan. Tăng trưởng GDP quý II được dự báo sẽ khả quan.[/caption]

Và theo HSBC, tuy tác động của hiện tượng thời tiết El Niño dai dẳng tiếp tục làm hạn chế quá trình sản xuất nông nghiệp, nhưng nhà băng này kỳ vọng GDP quý II/2016 sẽ tăng và đạt 6,1% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời giữ nguyên dự báo GDP cả năm 2016 sẽ đạt mức 6,3%.

Nhất quán với mức dự báo này, các chuyên gia HSBC cũng bày tỏ lo ngại mục tiêu 6,7% của cơ quan quản lý Việt Nam là khó đạt được trong bối cảnh tăng trưởng quý I/2016 thể hiện không tốt cùng với những khó khăn của hoạt động xuất khẩu.

HSBC cho rằng, khi chính sách khuyến khích kinh tế càng lớn, sẽ phát sinh càng nhiều rủi ro vì các yếu tố hỗ trợ kinh tế vĩ mô vẫn còn khá mỏng. Chính sách tài khóa của Chính phủ vẫn còn hạn chế. Trong năm 2016, ngân hàng này dự đoán thâm hụt ngân sách một lần nữa bị nới rộng đến mức 6,6% trên GDP, dẫn đến tỷ lệ nợ công trên GDP đạt ngưỡng giới hạn do Quốc hội đề ra là 65%.

HSBC phân tích, thâm hụt ngân sách tăng là do tỷ lệ nợ công của Việt Nam đã thực sự cao. Ước tính nợ công Việt Nam (bao gồm nợ nước ngoài và trong nước - đáng chú ý là của chính quyền trung ương và địa phương, cộng với bảo lãnh Chính phủ) đã tăng từ 59,6% năm 2014 lên 63,3% GDP vào cuối năm 2015. Vấn đề nợ ngày càng trầm trọng hơn do lạm phát chậm lại (ảnh hưởng đến GDP danh nghĩa) và đồng tiền Việt Nam mất giá (làm tăng giá trị nợ nước ngoài).

Để cải cách tài chính, các chuyên gia của ngân hàng cho rằng, Việt Nam cần nỗ lực mở rộng cơ sở doanh thu và giảm thiểu chi tiêu hiện tại. Về tăng doanh thu, trước hết áp các biện pháp hành chính nhằm hạn chế trốn thuế, công bố các trường hợp gian lận thuế, và đơn giản hóa quá trình hoàn thuế VAT có thể giúp thu hẹp khoảng cách do cắt giảm thuế trên nhiều lĩnh vực và giảm thuế quan gây ra.

Về thực hiện chi tiêu công hiệu quả thì chú trọng điều chỉnh lương cơ bản cho toàn bộ nhân viên hợp lý, các chính sách dịch vụ dân sự hiệu quả và toàn diện phải thay thế việc hạn chế tuyển dụng. Ngoài ra phải điều chỉnh phương pháp kế toán phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Tuy nhiên, những cải cách này không thể thực hiện một sớm một chiều. "Chúng tôi nghĩ tăng trưởng tuy chậm nhưng bền vững là điều cần hướng đến", HSBC khuyến nghị.

Theo Vnexpress

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video