Hợp tác ngân hàng và Fintech cần chặt chẽ

Hợp tác với các công ty Fintech có thể giúp ngân hàng nhận được những kiến thức về công nghệ, khả năng đổi mới và đáp ứng nhanh nhạy yêu cầu của thị trường, nhưng bên cạnh đó nó cũng phát sinh nhiều rủi ro.

Tại tham luận Diễn đàn Thanh toán điện tử 2016 (VEPF 2016), ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua một số tổ chức không phải là ngân hàng với lợi thế về mặt công nghệ tham gia vào việc hỗ trợ các nhà băng cung ứng những dịch vụ ngân hàng với ứng dụng công nghệ hiện đại (Fintech), trong đó có dịch vụ thanh toán.

Ông Tiên cho biết, xu hướng này giúp cho người dân tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ ngân hàng nói chung và các phương tiện thanh toán mới nói riêng, góp phần tăng cường tiếp cận tài chính toàn diện. Đồng thời nó cũng giúp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam giảm bớt chi phí đầu tư về hạ tầng công nghệ thông tin, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ.

Vụ trưởng Tiên thông tin, đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cho cấp giấy phép cho 16 tổ chức không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó cho phép một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử (NAPAS) và 15 tổ chức cung ứng dịch vụ Cổng thanh toán điện tử; hỗ trợ thu hộ, chi hộ; hỗ trợ chuyển tiền điện tử và Ví điện tử.

[caption id="attachment_42531" align="aligncenter" width="500"]Ngân hàng đua nhau hợp tác với các công ty fintech.  Ngân hàng đua nhau hợp tác với các công ty fintech.[/caption]

Ông Jan Bellins, Phó tổng giám đốc phụ trách thị trường mới nổi EY cũng thừa nhận thực tế đang diễn ra xu hướng nhiều các ngân hàng đang tìm kiếm các cơ hội để tiếp thu, học hỏi, mua lại hoặc tìm kiếm các quan hệ đối tác với các công ty Fintech.

Tuy nhiên, theo ông, bên cạnh những lợi ích mà các công ty Fintech mang lại cho ngân hàng như đem đến những kiến thức về công nghệ, khả năng đổi mới, và đáp ứng nhanh nhạy yêu cầu của thị trường thì việc hợp tác này cũng làm tăng độ rủi ro của các ngân hàng (nhất là khi hợp tác với công ty ít tên tuổi).

Trước hết là rủi ro pháp lý. Ông Jan Bellins khuyến nghị, khi hợp tác với các công ty Fintech, ngân hàng cần rà soát các đặc điểm và chức năng của sản phẩm mới để tránh các ảnh hưởng tiềm tàng về mặt pháp lý.

Vì theo ông Jan, các tổ chức phi ngân hàng có thể không được chuẩn bị đầy đủ các chính sách an ninh toàn diện và quy định về tài chính của họ cũng lỏng lẻo hơn các tổ chức tín dụng truyền thống. Vì vậy, lãnh đạo các ngân hàng cần có sự giám sát chặt chẽ các rủi ro công nghệ mới nổi trên phương diện rủi ro pháp lý.

Ngoài ra, ông cũng nêu lên rủi ro của đơn vị cung cấp thứ ba. Việc giao những công việc nhất định cho một bên thứ ba thực hiện, bất kể tự động hay thủ công, sẽ tạo ra những rủi ro mới. Mặc dù ngân hàng không có quyền quản lý trực tiếp, nhưng vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lý nếu rủi ro phát sinh.

Do đó ngân hàng cần chặt chẽ hơn khi đánh giá các đơn vị cung cấp công nghệ, đồng thời thực hiện áp dụng các biện pháp quản lý và thẩm định rủi ro, tốt nhất là các biện pháp này có thể định lượng và chứng minh được với cơ quan chức năng. Điều này cũng bao gồm việc lập kế hoạch dự phòng kinh doanh để giảm thiểu sự gián đoạn trong dịch vụ hay công nghệ của nhà cung cấp Fintech, vì bất kỳ lý do gì.

Cuối cùng là rủi ro dự án. Do tỷ lệ thất bại của các dự án chuyển đổi được ước tính có thể lên tới 50%, các ngân hàng cần xây dựng kế hoạch triển khai dự án Fintech một cách toàn diện. Do đó, ngân hàng cần hiểu rõ các yếu tố mới trong rủi ro hoạt động khi thực hiện triển khai Fintech (ví dụ như: tự động hóa quy trình bằng robot, phương pháp ghi dữ liệu “Blockchain”, tư vấn về robot hoặc các vấn đề liên quan đến chuyển đổi công nghệ thông tin) có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng như thế nào, và các chức năng cần bổ sung để giải quyết các rủi ro này là gì?

Cuối cùng, theo ông Jan, quản trị rủi ro liên quan đến Fintech là vấn đề hết sức quan trọng, đảm bảo rằng ngân hàng có thể bảo vệ được thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, dữ liệu khách hàng cũng như đem lại những trải nghiệm dịch vụ mang tính đột phá và tiện ích nhất cho khách hàng. Mặc dù việc hợp tác hay kết hợp với các công ty Fintech sẽ làm gia tăng các rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt, nhưng đồng thời mang đến nhiều cơ hội phát triển tiềm năng cho ngành ngân hàng. Vấn đề quan trọng là các ngân hàng cần thực hiện quản lý các rủi ro có liên quan một cách hiệu quả và phù hợp

Ông Bùi Quang Tiên cũng cho biết, để đảm bảo quản lý, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, nhằm phát hiện, phòng ngừa và ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện giám sát các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thông qua nhiều giải pháp. Trước hết là giám sát sự tuân thủ và đáp ứng các điều kiện cấp phép. Sau đó là giám sát định kỳ và đột xuất hoạt động của các tổ chức này nhằm phát hiện và dự báo các khả năng xảy ra rủi ro trong quá trình hoạt động. Qua đó, Ngân hàng Nhà nước có thể đưa ra các biện pháp loại trừ và ngăn chặn rủi ro phát sinh một cách nhanh chóng nhất.

Theo Thanh Lê Vnexpress

Tags:

Nam A Bank nhận cú đúp giải thưởng quốc tế

Ngày 3/7, tại Singapore, Nam A Bank được tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng giải thưởng Thẻ Tín dụng Sáng tạo của năm 2025 (Credit Card Initiative Of The Year 2025) và Ứng dụng Di động & Thanh toán Sáng tạo của năm 2025 (Mobile Banking & Payment Initiative Of The Year 2025). Đây là năm thứ ba liên tiếp Nam A Bank vinh dự nhận được giải thưởng từ Tạp chí này.

Dòng tín dụng đang chảy mạnh vào khu vực kinh tế tư nhân

Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% thu ngân sách, tạo ra hơn 40 triệu việc làm và chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Với vai trò quan trọng đó, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ra đời như một bước ngoặt, đột phá trong tư duy và hoạch định chính sách phát triển kinh tế, là sự khẳng định của Đảng về vai trò then chốt, động lực quan trọng hàng đầu của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển đất nước. aa Zalo

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video