Hợp tác kinh tế Việt Nga: Tiềm năng còn rất lớn

Tại Diễn đàn kinh tế Phương Đông vừa qua, Tổng thống Nga Putin đã tái khẳng định chính sách hướng Đông của nước này. Ông Putin tuyên bố, với chính sách ưu tiên phát triển kinh tế, Nga sẽ biến vùng Viễn Đông thành một trung tâm chính để hội nhập có hiệu quả với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Điều này đã mở ra những cơ hội rất lớn trong hợp tác phát triển giữa Việt Nam và LB Nga.

Trong 4 nội dung về “chiến lược biển mới” của Nga, Moscow đã xác định sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội vùng Viễn Đông với các giải pháp thiết thực nhằm thu hút nguồn lực trong và ngoài nước, đặc biệt khuyến khích các nhà đầu tư châu Á, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam – Nga có mối quan hệ gắn bó lâu đời và hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt – Nga đã đạt 4 tỷ USD (2013) và dự kiến đạt 7 tỷ USD (2015), 10 tỷ USD (2020). Hai bên cho rằng cần tích cực thúc đẩy hợp tác giữa địa phương hai nước theo hướng thực chất, hiệu quả, trong đó có việc hợp tác đầu tư xây dựng khu công nghiệp nhẹ tại vùng Viễn Đông của Nga. Những ngành mà Việt Nam có thế mạnh và tiềm năng hợp tác với Nga như: khai thác dầu khí; những ngành thu hút nhiều lao động.

hop tac viet nga

Tổng thống Nga Putin và Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. (Ảnh nguồn Internet)

Phát biểu trong chuyến thăm Việt Nam năm 2013, Tổng thống Putin đã nhấn mạnh “quan hệ Nga – Việt là quan hệ đặc biệt, còn trên cả đối tác chiến lược, vì quan hệ hai nước là quan hệ truyền thống đã vượt qua nhiều thử thách và không phản bội nhau”. Tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần này ông Putin cũng nhấn mạnh, về môi trường đầu tư, các dự án cụ thể với các ưu đãi đặc biệt. Tổng thống Nga cam kết, Chính phủ Nga sẽ tạo mọi điều kiện cần thiết từ cơ sở hạ tầng đến việc cung cấp các chính sách ưu đãi nhất cho các doanh nghiệp.

Hai bên đã và đang xem xét các ưu tiên xoay quanh việc cắt giảm thuế đối với các doanh nghiệp mới thành lập, miền trừ thuế tài sản và thuế đất đai; điều chỉnh thuế khai khoáng, nhập khẩu các thiết bị công nghệ, sản phẩm và xuất khẩu nguyên liệu thô của Nga.

Việt Nam khẳng định hợp tác với Nga khai thác vùng Viễn Đông là một chủ trương hết sức đúng đắn, không chỉ về lợi ích kinh tế mà còn về lợi ích chính trị có liên quan tới việc tạo cơ hội phát triển nhanh và đồng đều cho các vùng, miền của cả hai quốc gia.

Về phía mình, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thừa nhận Nga và Việt Nam chưa tận dụng hết các các tiềm năng hợp tác về thương mại và kinh tế. Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, quan hệ hai nước đang phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư, song tiềm năng còn rất lớn, cụ thể là tiềm năng hợp tác với vùng Viễn Đông của Nga.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng ghi nhận Chính phủ Nga đặc biệt quan tâm phát triển vùng Viễn Đông và Việt Nam có thể hợp tác với khu vực này trong các lĩnh vực như năng lượng, chế biến gỗ, dệt may, nông nghiệp cũng như xuất khẩu nông sản. Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của cảng Vladivostok trong việc thông thương hàng hóa xuất khẩu sang Việt Nam, đồng thời bày tỏ mong muốn chính quyền Primorye sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào khu vực này.

Trước đó, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cùng lãnh đạo Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã gặp Bộ trưởng Năng lượng Nga Aleksandr Novak thảo luận việc triển khai các biện pháp tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, cụ thể là các dự án dầu khí và cung ứng than, cùng một số dự án nhiệt điện tại Việt Nam. Hai bên bày tỏ hài lòng với kết quả đạt được thời gian vừa qua, đồng thời khẳng định hợp tác năng lượng trong thời gian tới tiếp tục là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất trong hợp tác kinh tế.

Tham gia Diễn đàn lần này, đoàn doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế đầu tư với vùng Viễn Đông của Nga. Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, các doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được một số thoả thuận ban đầu cho việc đầu tư vào lĩnh vực hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, sử dụng lao động, dầu khí và than đá.

Vì thế, việc tăng cường hợp tác Việt – Nga khai thác vùng Viễn Đông của Nga cũng là cơ sở để đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Nga trong thời kỳ mới.

Đoàn Việt Nam sang lần này ngoài việc tham gia các hoạt động chính của Diễn đàn, cũng mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với vùng Viễn Đông của Nga. Chúng ta đã có những thỏa thuận bước đầu với Chính phủ Nga, đó là tập trung nghiên cứu khả năng các doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư vào những dự án trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, một số dự án góp phần cung cấp nguyên liệu trở lại cho sản xuất tại Việt Nam. Đoàn Việt Nam đã có một số cuộc gặp rất đáng chú ý. Nội dung các cuộc trao đổi này đều xoanh quanh việc làm thế nào để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các dự án đầu tư theo chính sách ưu tiên đầu tư của Nga và vùng Viễn Đông”. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết.

Theo Congluan.vn

Tags:

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video