Hoàng Anh Gia Lai: Quý 3 lỗ ròng 34 tỷ đồng, giảm đáng kể so với quý 2

Hoàng Anh Gia Lai đã nhận khoản ứng trước 1.424 tỷ đồng liên quan đến việc bán lại các dự án thủy điện tại Lào.

HAGL cao mu cao su

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - HAG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2016. Theo đó, trong quý vừa qua, HAGL đạt 1.254 tỷ đồng doanh thu, giảm hơn 910 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi gộp qua đó giảm mạnh từ 637 tỷ xuống 186 tỷ đồng kéo lợi nhuận trước thuế từ 429 tỷ xuống -70 tỷ đồng. Mức lỗ này chủ yếu xuất phát từ CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico – HNG) khi công ty này lỗ 124 tỷ đồng trong quý vừa qua. LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ HAGL là -34 tỷ đồng. Mặc dù vẫn lỗ nhưng mức lỗ này đã giảm đáng kể so với mức lỗ ròng 908 tỷ đồng của Q2/2016 do xử lý một số tài sản xấu.

HAGL quy 3

Lũy kế 9 tháng đầu năm, HAGL đạt 4.911 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, giảm gần 300 tỷ so với cùng kỳ. Doanh thu tài chính giảm nhẹ từ 844 tỷ xuống 811 tỷ nhưng chi phí tài chính tăng gấp rưỡi từ 854 tỷ lên gần 1.300 tỷ đồng.

Lỗ trước thuế 9 tháng đầu năm nay là 1.188 tỷ đồng. Lỗ sau thuế -1.268 tỷ đồng và lỗ ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ là 896 tỷ.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức vào giữa tháng vừa qua, cổ đông của HAGL đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2016 với mục tiêu đạt 5.838 tỷ đồng doanh thu thuần và lỗ sau thuế 1.196 tỷ đồng – tức đúng bằng mức lỗ của nửa đầu năm.

Đại hội đã thông qua chủ trương bán các dự án thủy điện Nậm Kông 2 và Nậm Kông 3 tại Lào. Số liệu trên báo cáo tài chính cho thấy bên mua đã ứng trước 1.424 tỷ đồng để mua lại dự án thủy điện. Tại thời điểm 30/9/2016, HAGL đã rót hơn 3.400 tỷ đồng đầu tư vào các dự án thủy điện này.

Tính đến 30/9/2016, tổng tài sản và tổng nợ phải trả của HAGL lần lượt là 52.300 tỷ và 34.900 tỷ đồng. Trong đó, các khoản vay nợ là gần 26.000 tỷ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy trong 9 tháng đầu năm, công ty đã trả 7.270 tỷ đồng nợ gốc và lãi; đồng thời đi vay 5.053 tỷ đồng.

HAGL luu chuyen tien te

Báo cáo tài chính

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video