Hoàn thành kế hoạch năm, Noibai Cargo tính chia cổ tức tổng tỷ lệ 106% cho năm 2016

Trước đó, tháng 10/2016, Noibai Cargo đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2016 cho cổ đông tỷ lệ 40%.

CTCP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài (Noibai Cargo – mã chứng khoán NCT) vừa công bố báo cáo thường niên năm 2016. Noibai Cargo là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ hàng hóa và các dịch vụ khác có liên quan đến dịch vụ phục vụ hàng hóa. Địa bàn hoạt động tại Sân bay Quốc tế Nội Bài. Năm 2016, tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt khi có sự ra đời của 2 công ty phục vụ hàng hóa là Công ty TNHH MTV Nhà ga Hàng hóa ALS (ALSC) và CTCP Dịch vụ hàng hóa hàng không Việt Nam (ACSV) với lợi thế mặt bằng đã thu hút được một số hãng hàng không sử dụng dịch vụ. Theo SSI Research dự báo, thị phần của NCT đã giảm từ 77% trong năm 2015 xuống còn 55% trong năm 2016. Năm 2017, ước tính thị phần của NCT sẽ giảm thêm 5% xuống còn khoảng 50%. Gần đây ACSV đã động thổ xây dựng cảng hàng hóa mới và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2017 với công suất của cảng hàng hóa mới dự kiến cao hơn 300.000 tấn/năm. Điều này càng làm tăng tính cạnh tranh của 3 công ty dịch vụ này trong thời gian tới. Năm 2016, tuy sản lượng hàng hóa phục vụ của Noibai Cargo đạt gần 350 ngàn tấn, hoàn thành kế hoạch đặt ra nhưng do thay đổi về cơ cấu hàng quốc tế và nội địa nên tổng doanh thu đạt hơn 702 tỷ đồng, mới thực hiện được 97% chỉ tiêu. Tuy nhiên nhờ tiết giảm tối đa chi phí, nên công ty đã hoàn hành chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra với lãi sau thuế trên 270,3 tỷ đồng.

Với kết quả đạt được, Ban lãnh đạo công ty dự kiến chia cổ tức năm 2016 tổng tỷ lệ 106%, trong đó tháng 10/2016 đã tạm ứng trước 40%.

Noibai Cargo là doanh nghiệp có truyền thống chia cổ tức cao nhiều năm trở lại đây. Hiện với hơn 26,16 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Noibai Cargo sẽ trích tổng cộng khoảng 277 tỷ đồng trả cổ tức năm 2016 cho cổ đông.

Ngày 31/3 tới đây Noibai Cargo sẽ chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017 dự kiến diễn ra vào 21/4/2017. Một trong những nội dung được dự kiến trình bày tại Đại hội lần này sẽ là phương án phân chia lợi nhuận năm 2016.

Theo Trí thức trẻ/HSX

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video