Hiểu thế nào về “Made in Vietnam”

Người tiêu dùng Việt Nam thường vẫn hay hiểu cụm từ "Made in Vietnam" được đính vào sản phẩm nghĩa là hàng hóa do doanh nghiệp VN sản xuất từ nguyên liệu, gia công, chế tác. 154 Theo Luật Sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Cty luật SB Law, "Made in Vietnam, Made in China hay Made in Korea đều là các chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, và đều được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành." Cách xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa được quy định tại Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hóa. Theo quy định này, khái niệm cơ bản trong xuất xứ hàng hóa được giải thích “là quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó”. Có thể hiểu đơn giản, xuất xứ hàng hóa được xác định theo nguyên tắc phân chia thành xuất xứ thuần túy và xuất xứ không thuần túy. Vậy cần phải hiểu xuất xứ thuần túy và xuất xứ không thuần túy là như thế nào? Thứ nhất, đối với một sản phẩm có xuất xứ thuần túy thì việc xác định chỉ dẫn về xuất xứ rất đơn giản. Ví dụ, nếu như sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, vải Thanh Hà được xuất khẩu ra nước ngoài thì có thể tự hào khẳng định luôn là "Made in Vietnam". Tất nhiên, để có thể khẳng định điều này một cách hợp pháp thì phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Thứ hai, đối với sản phẩm có xuất xứ không thuần túy, theo quy định của pháp luật Việt Nam là sản phẩm có tỉ lệ phần trăm giá trị nguyên liệu không có xuất xứ từ Việt Nam  30% tổng giá trị của hàng hóa được sản xuất ra. Như vậy, nếu hiểu đúng thì một hàng hóa được gắn dòng chữ "made in Vietnam" thì chưa chắc nguyên liệu làm nên hàng hóa đó có xuất xứ 100% từ Việt Nam. Thực tế, các doanh nghiệp ví dụ như may mặc chẳng hạn, mặc dù hiện nay có khoảng 50% nguyên liệu vải sợi được nhập từ Trung Quốc nhưng sản phẩm được hoàn thiện tại Việt Nam nên hoàn toàn vẫn đáp ứng tiêu chí "Made in Vietnam".Nhãn xuất xứ "Made in Vietnam" là để chỉ ra rằng sản phẩm được sản xuất ở Việt Nam. Một chiếc smartphone Samsung được ghi nhãn "Made in Vietnam", nhưng rõ ràng nó là sản phẩm của Hàn Quốc. Tức là, một chiếc smartphone được ghi dòng chữ ‘Made in Vietnam’ nhưng nó chỉ mang ý nghĩa là sản phẩm này được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam mà thôi. Cũng giống như một chiếc iPhone ghi "Made in China", sản xuất & lắp ráp tại Trung Quốc nhưng đó là sản phẩm của Mỹ. Trái lại, một sản phẩm "Made in Vietnam" do người Việt nghiên cứu phát triển ra, hay nói cách khác là mang xuất xứ thuần túy tại Việt Nam (như vải thiều Lục Ngạn, Thanh Hà) thì chắc chắn sản phẩm đó là đại diện của Việt Nam.   Theo DĐDN
Tags:

CapitaLand lần đầu ra mắt “Sáng kiến vì cộng đồng vững mạnh” với ngân sách tài trợ 3 triệu đô la Singapore

Lần đầu tiên Tập đoàn triển khai chương trình tài trợ cho các dự án xây dựng cộng đồng vững mạnh cấp khu vực. Ngân sách hỗ trợ sẽ được trao cho những dự án tiêu biểu của các tổ chức phi lợi nhuận tại Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực giáo dục, y tế và phúc lợi, nhằm cải thiện chất lượng sống cho trẻ em và thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn

Nestlé Milo trao tặng máy tính cho các trường tiểu học vùng cao

Nestlé Việt Nam, thông qua nhãn hàng Nestlé Milo, tự hào thông báo chính thức khởi động Chương trình Giáo dục Dinh dưỡng và Vận động cho Học sinh Tiểu học năm học 2024-2025, chương trình hợp tác cùng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong khuôn khổ Chương trình, Nestlé Việt Nam, nhãn hàng MILO đã trao tặng 3 phòng máy tính tại các trường tiểu học ở tỉnh Yên Bái (Trường PTDTBT TH Khao Mang; Trường PTDTBT TH Púng Luông) và Lào Cai (Trường PTDTBT TH Tả Giàng Phìn).

Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Dare To Run 2024 xây cây cầu mới cho ấp Tân Lập, Đồng Tháp

Với số tiền 150 triệu đồng quyên góp được từ giải chạy trực tuyến Dare To Run 2024, Kusto Home đồng hành cùng Hope Foundation đã chính thức khởi công dự án xây cầu tại ấp Tân Lập, xã Tân Quy Tây, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Đây là minh chứng rõ nét cho sức mạnh của cộng đồng, cùng nhau chung tay vì sự phát triển bền vững.

Ngân hàng triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa dịp Trung thu

Nhằm góp phần mang đến một mùa trăng tròn đầy, vui tươi và ấm áp cho trẻ em cả nước, Nam A Bank tổ chức nhiều chương trình, hoạt động vui tết trung thu năm 2024 với chủ đề “Ghép trăng vàng, tô hạnh phúc”.