HDBank mở rộng liên kết với ngân hàng ngoại

HDBank là ngân hàng tiên phong và gần như duy nhất trên thị trường phát triển các dịch vụ chuyên biệt như ““Japan Desk”- Dịch vụ bàn Nhật dành riêng cho các doanh nghiệp Nhật .

Sự hiện diện của các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng trong top đầu khối đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các doanh nghiệp quốc tế khác tại Việt Nam, đã khiến thị trường tài chính Việt sôi động hơn với nhiều sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng mới. Nhưng ngoại trừ những ngân hàng đã chọn được các đối tác chiến lược ngoại, không phải ngân hàng nào cũng muốn nhắm đến đối tượng khách hàng đầy tiềm năng mà khó tiếp cận này.

[caption id="attachment_37205" align="aligncenter" width="588"]Khu vực tư vấn và giao dịch “Japan Desk” được thiết kế theo phong cách Nhật, trang nhã, hiện đại. Tại đây, khách hàng doanh nghiệp Nhật Bản được ưu tiên phục vụ riêng, đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cần thiết cho hoạt động doanh nghiệp như: dịch vụ tài khoản, quản lý thanh khoản, tài trợ vốn kinh doanh, đầu tư dự án, tài trợ xuất nhập khẩu, dịch vụ ngân hàng điện tử, tư vấn tài chính và dự án đầu tư, thuế và các vấn đề về lao động… Khu vực tư vấn và giao dịch “Japan Desk” được thiết kế theo phong cách Nhật, trang nhã, hiện đại. Tại đây, khách hàng doanh nghiệp Nhật Bản được ưu tiên phục vụ riêng, đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cần thiết cho hoạt động doanh nghiệp như: dịch vụ tài khoản, quản lý thanh khoản, tài trợ vốn kinh doanh, đầu tư dự án, tài trợ xuất nhập khẩu, dịch vụ ngân hàng điện tử, tư vấn tài chính và dự án đầu tư, thuế và các vấn đề về lao động…[/caption]

9 tháng 2016, thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết vốn FDI đã đạt mốc đăng kí mới hơn 16,4 tỷ USD. Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản tiếp tục là 3 quốc gia có lượng đầu tư FDI lớn nhất.

Tài chính cho FDI – Phân khúc “hẹp” còn…rộng

Theo thống kê, từ năm 2013 trở lại đây, vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh trở lại. Đặc biệt trong 2 năm 2013 và 2015, đầu tư FDI đã vượt cột mốc hơn 20-22,6 tỷ USD vốn đăng kí mới, vốn giải ngân cũng đồng thời tăng trưởng vượt bậc. Năm 2014, các dự án tỷ đô xuất hiện trở lại. Các doanh nghiệp đến từ khu vực châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn về tổng vốn đầu tư trong số hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam.

Có thể thấy Việt Nam đang được đánh giá cao như một địa chỉ đầu tư trọng điểm hướng Đông của Nhật, một địa bàn đầu tư chiến lược của Hàn, một “vùng trũng” địa ốc hấp dẫn và là vùng chế biến đặc biệt trong mắt nhà đầu tư Singapore…. Với thế giới nói chung, Việt Nam đang trên đường trở thành công xưởng mới. Các tập đoàn đa quốc gia, kéo theo là các doanh nghiệp SMEs và hỗ trợ, không ngừng quan tâm đến Việt Nam.

Ở phương diện tài chính, đây là phân khúc khách hàng mới mẻ và tiềm năng. Nhưng trước hết, họ vẫn là đối tượng khách hàng khó tiếp cận. Bởi, đại đa số các tập đoàn và các doanh nghiệp SMEs này đều đã gắn bó nhất định với những ngân hàng bản địa, sử dụng các dịch vụ tài chính của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính bản địa mà thông thường có phát triển xuyên quốc gia. Với thị trường tài chính Việt Nam đã xuất hiện những ngân hàng 100% vốn ngoại và hàng chục chi nhánh, văn phòng đại diện ngân hàng được mở ra, thì cơ hội để ngân hàng nội tiếp cận các đối tượng khách hàng tiềm năng này rất dễ bị co vào lối hẹp.

Với ngân hàng chuyên nghiệp có tầm nhìn xa, không có lối hẹp nào không thể đi và nới rộng, nhất là khi lối vào thị trường khách hàng toàn các doanh nghiệp ngoại, cũng đồng nghĩa là con đường dẫn đến nguồn khách hàng có nhu cầu tài chính, dịch vụ lớn tương xứng với quy mô và năng lực sản xuất, kinh doanh của họ. Quan trọng nhất, khối doanh nghiệp FDI về cơ bản, lại vẫn cần sự gắn kết, am hiểu thị trường để hỗ trợ từ các ngân hàng gốc địa phương, qua đó bắc được nhịp cầu giúp họ kết nối, lưu thông mạch máu – nguồn hàng ở quốc tế lẫn Việt Nam một cách dễ dàng.

Năm 2014, HDBank tiên phong mở lối đến doanh nghiệp Nhật – những khách hàng nổi tiếng khắt khe nhất thế giới. Từ đó, kiến tạo mô hình hoạt động chuyên biệt cho các khách hàng ngoại, bên cạnh thị trường nội địa vững vàng hơn 25 năm.

Mở rộng dịch vụ chuyên biệt dành cho khách hàng Nhật Bản

HDBank là ngân hàng tiên phong và gần như duy nhất trên thị trường phát triển các dịch vụ chuyên biệt như ““Japan Desk”- Dịch vụ bàn Nhật dành riêng cho các doanh nghiệp Nhật .

Đây là dịch vụ chuyên biệt được ra mắt vào tháng 9/2014, nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa HDBank và Ngân hàng Hyakugo (Nhật Bản) nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng và tư vấn hỗ trợ dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp Nhật Bản đang và sẽ hoạt động tại Việt Nam.

Theo đó, HDBank dành riêng một khu vực tư vấn và giao dịch “Japan Desk”, được thiết kế theo phong cách Nhật, trang nhã, hiện đại, đặt ngay Trung tâm Kinh doanh HDBank, lầu 1 tòa nhà HDTower – 25 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP HCM. Tại đây, khách hàng doanh nghiệp Nhật Bản được ưu tiên phục vụ riêng, đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cần thiết cho hoạt động doanh nghiệp như: dịch vụ tài khoản, quản lý thanh khoản, tài trợ vốn kinh doanh, đầu tư dự án, tài trợ xuất nhập khẩu, dịch vụ ngân hàng điện tử, tư vấn tài chính và dự án đầu tư, thuế và các vấn đề về lao động…

Đại diện HDBank cho biết bên cạnh đó, HDBank cũng mở rộng chuỗi hoạt động chuyên biệt với nhiều đối tác khác nhau: Ký kết hợp tác với Hana Bank Hàn Quốc năm 2015, ký kết hợp tác với Senshu Ikeda của Nhật vào tháng 7 năm nay. Và gần nhất, 21/9, HDBank tiếp tục hợp tác với Aichi Bank, một ngân hàng có trụ sở tại thành phố Nagoya – tỉnh Aichi Nhật Bản, một trong ba vùng công nghiệp chính của Nhật Bản.

Ông Phạm Quốc Thanh, Phó Tổng giám đốc HDBank chia sẻ, ngoài những dịch vụ, sản phẩm tài chính trực tiếp dành cho doanh nghiệp Nhật, HDBank cũng đã đóng vai trò cầu nối, chung tay với ngân hàng Hyakugo và Công ty TM Banrai tổ chức Hội nghị kết nối kinh doanh thực phẩm Việt Nam – Nhật Bản tại Tp.HCM. Hội nghị quy tụ hàng trăm doanh nghiệp Nhật Bản – Việt Nam đồng tham dự. Đã có nhiều hợp đồng hợp tác, đầu tư, franchise… được ký kết thông qua hội nghị này.

Khởi đầu từ chính sách khuyến khích cho vay với lãi suất ưu đãi dànhcho doanh nghiệp FDI, đến nay, HDBank đã đầu tư và kiện toàn nội lực cho mũi nhọn dịch vụ chuyên biệt dành cho doanh nghiệp ngoại bao gồm nguồn lực, cơ sở vật chất, chủ trương, chích sách. Đồng thời, HDBank cũng mở rộng, củng cố ngoại lực bằng hình thức liên kết với các NH nước ngoài, trong đó có cả tổ chức tín dụng lẫn phi tín dụng. Trên cơ sở đó, tới đây, HDBank sẽ tư vấn & phục vụ khách hàng không chỉ tín dụng mà còn phi tín dụng, có thể thành lập các China Desk, Korea Desk… Mục tiêu là vừa “đón đầu” các ngân hàng ngoại khi vào Việt Nam, vừa phục vụ được cả lượng khách hàng, doanh nghiệp của nước họ đã, đang, sẽ đến đầu tư, đại diện HDBank cho biết.

“Đón đầu” nhưng không “đi tắt”, những bước tiên phong và chuyên biệt trên nền tảng vững vàng như vậy, ngày càng khẳng định hướng đi riêng của HDBank. Việc thành lập các văn phòng như ở Myanmar và các mũi nhọn khác như tham gia giải ngân vốn ODA, hợp tác cùng ABD… cũng cộng hưởng giúp HDBank vươn xa hơn, góp phần vào sự đa dạng của thị trường tài chính hội nhập.

Theo Mai Tâm DĐDN

Tags:

Tự hào, thiêng liêng Lễ thượng cờ A Pa Chải - cực Tây tổ quốc

Ngày 7/5/2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) tổ chức Lễ thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Đây là sự kiện đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025) - cột mốc chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Chìa khóa mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu

Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến “Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu”, thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.

Ngân hàng tung ưu đãi dịp lễ thống nhất

Mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nam A Bank triển khai hàng loạt ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng hoặc qua ứng dụng Ngân hàng số Open Banking.

Nam A Bank và MobiFone hợp tác nâng tầm công nghệ ngân hàng

Nam A Bank đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ trong chiến lược phát triển bền vững dựa trên 2 trụ cột chính là số hóa và xanh hóa. Tăng cường hợp tác sâu rộng với các đối tác công nghệ hàng đầu là một trong những hoạt động góp phần giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược này.

Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds

Ngày 25/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HOSE: NAB) vừa được Quỹ Hợp tác Khí hậu Toàn cầu (Global Climate Partnership Funds – GCPF) giải ngân thành công 10 triệu USD. Qua đó, nâng tổng số dư huy động vốn nước ngoài của ngân hàng lên hơn 110 triệu USD nhằm chủ động nguồn vốn, mở rộng danh mục cho vay phát triển bền vững.

Video