Hàng loạt khuất tất xung quanh việc “quyết” xin lập hãng hàng không Vietstar Airlines?

Khi những câu chuyện khuất tất xung quanh việc lập hãng hàng không mới “SkyViet Airlines” chưa kịp lắng, thì mới đây, dư luận thêm một lần nữa giật mình về độ trong sáng của Bộ GTVT khi bất chấp quy định, quyết trình Chính phủ cấp phép cho hãng hàng không Vietstar Airlines?. 

[caption id="attachment_19267" align="aligncenter" width="700"]Vietstar-Airlines Bộ GTVT “quyết” trình Chính phủ cấp phép cho hãng hàng không Vietstar Airlines bay. (Ảnh – Nguồn Internet)[/caption]

Bất chấp quy định, Bộ GTVT quyết trình Chính phủ cấp phép?

Được thành lập từ năm 2010, Công ty CP hàng không Lưỡng dụng Ngôi sao Việt (Vietstar Airlines) là kết quả liên doanh giữa ba cổ đông chính gồm Công ty Cổ phần Hàng không Ngôi Sao Việt, Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Tín Thành và Công ty sửa chữa máy bay A41 (gọi tắt là A41 – thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc phòng), với vốn pháp định đăng ký 400 tỷ đồng. Trong đó, riêng A41 góp 25% cổ phần bằng đất quốc phòng, khoản 145,2 ha (tương ứng với 100 tỷ đồng).

Năm 2015, “ôm mộng” cất cánh, Vietstar Airlines quyết định tăng vốn lên 800 tỷ đồng. Theo đó,  các cổ đông đã góp thêm 300 tỷ đồng, tổng cộng Vietstar Airlines mới đạt 700 tỷ đồng. Tuy nhiên, với 700 tỷ đồng này Vietstar Airlines lại đủ điều kiện để xin cấp phép thành lập hãng hàng không khai thác vận chuyển hàng không quốc tế theo điều 8, Nghị định 30/2013/NĐ-CP.

Dù vậy, số vốn tối thiểu để được cấp phép là 700 tỷ đồng của Vietstar Airlines cũng bị thiếu hụt đôi chút, bởi theo báo cáo tài chính qua kiểm toán cuối năm 2015 của doanh nghiệp này cho thấy vốn chủ sở hữu chỉ mới đạt 652,7 tỷ đồng, thiếu 47,3 tỷ đồng, điều này khiến cho việc cấp phép thành lập hãng hàng không theo quy định gặp trở ngại.

Theo đó, để được cấp phép, Văn phòng Chính phủ đề nghị Vietstar Airlines cần bổ sung văn bản xác nhận vốn để phù hợp với Nghị định 30.

Cụ thể, tại Điều 9 Nghị định số 30/2013/NĐ-CP, có quy định rõ về việc doanh nghiệp xin cấp giấy phép kinh doanh hàng không phải đảm bảo điều kiện về vốn.

Trong đó, nếu vốn góp bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tự do chuyển đổi thì phải có văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận khoản tiền phong tỏa tại tổ chức tín dụng của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép;

Đối với vốn góp bằng tài sản, bất động sản trực tiếp phục vụ cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại là văn bản của tổ chức định giá có thẩm quyền xác nhận giá trị quy đổi thành tiền của tài sản, bất động sản; 

Ngoài ra, nếu là hãng hàng không đang khai thác thì có thể sử dụng bảo lãnh của ngân hàng làm văn bản xác nhận vốn phù hợp.

[caption id="attachment_19599" align="aligncenter" width="700"]Vietstar Airlines xx2 Công ty CP hàng không Lưỡng dụng Ngôi sao Việt (Vietstar Airlines) do ông Phạm Trịnh Phương làm TGĐ. (Ảnh – Nguồn internet)[/caption]

Quy định là vậy, nhưng khi trình, báo cáo Thủ tướng về việc cấp Giấp phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Vietstar Airlines, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) lại đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp để thay thế cho văn bản xác nhận vốn của tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ.

Tuy nhiên, đề nghị này của Bộ GTVT đã hoàn toàn trái ngược với quy định tại Nghị định 30 “Về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung”.

Mặc khác, cách lý giải của Bộ GTVT đã đặt ra một vấn đề đó là vì tạo điều kiện cho doanh nghiệp mà phải làm trái quy định, xé luật và tạo kẻ hở pháp luật thì rõ ràng sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho việc cấp phép thành lập hãng hàng không theo quy định sau này.

Hơn nữa, trong khi tài chính của Vietstar Airlines đang gặp vấn đề không đủ yếu tố theo quy định mà Bộ GTVT vẫn cứ “quyết” đề xuất cho được cấp phép bay, bất chấp các quy định. Điều này đã đặt ra một vấn đề hết sức hệ trọng đó là Bộ chủ quản đã không mạnh tay làm đúng luật, ngược lại còn tạo điều kiện thuận lợi, bao biện quyết trình Chính phủ xin cấp phép.

Sự việc đã khiến dư luận không khỏi đặt vấn đề về độ trong sáng của Bộ GTVT? Và liệu đằng sau câu chuyện này còn có điều gì ẩn khuất chưa được lộ diện đây?

Bộ Tài chính bác, khẳng định chưa đủ cơ sở để cấp phép

Ngược lại với quan điểm của Bộ GTVT về việc quyết trình Chính phủ cấp phép thành lập hãng hàng không Vietstar Airlines. Mới đây, trong văn bản số 5747 gửi cho Văn phòng Chính phủ ngày 28/4/2016 về việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty CP hàng không Lưỡng dụng Ngôi sao Việt (Vietstar Airlines), Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu một lần nữa tái khẳng định đề nghị Bộ GTVT tổ chức thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 8/4/2013 của Chính Phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

[caption id="attachment_19600" align="aligncenter" width="700"]Vietstar Airlines xx3 Bộ Tài chính đề nghị Bộ GTVT thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 30/2013/NĐ-CP của Chính Phủ.[/caption]

Trước đó, ngày 7/10/2015, Bộ Tài chính cũng đã có văn bản số 14032 trả lời Văn phòng Chính phủ khi lấy ý kiến về việc cấp giấy phép vận chuyển hàng không cho Vietstar Airlines.

Theo đó, văn bản số 14032 do Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu ký có nêu rõ: việc xác nhận vốn của Công ty CP Hàng không Lưỡng dụng Ngôi sao Việt là chưa phù hợp với quy định tại Điều 9, Nghị định 30 và chưa có cơ sở để khẳng định Công ty CP hàng không Lưỡng dụng Ngôi sao Việt đáp ứng đủ điều kiện về vốn theo quy định tại Nghị định số 30/2013/NĐ-CP.

Với những cơ sở đó, Bộ Tài chính khẳng định Vietstar Airlines chưa đủ cơ sở để xác định đáp ứng yêu cầu về vốn để cấp phép hoạt động vận chuyển hàng không và đề nghị Bộ GTVT tổ chức thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 30.

 Lộ diện “góc khuất” đằng sau chuyện quyết cấp phép cho Vietstar Airlines.

“Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, bởi trong khi vấn đề cấp phép cho Vietstar Airlines còn đang chờ quyết định cuối cùng của Thủ tướng Chính phủ thì mới đây, dư luận dường như đã hiểu được vấn đề khi ông lớn Vietnam Airlines (VNA) lộ diện việc lên phương án góp vốn vào Vietstar Airlines trên cơ sở nhận chuyển giao 25% phần vốn từ Công ty Sửa chữa máy bay A41 tại Vietstar Airlines.

Mà phần vốn góp 25% của A41 tại Vietstar Airlines chính là quỹ đất quốc phòng lên đến 145,2 ha tại 3 sân bay lớn trên cả nước mà công ty này đang quản lý đó là: Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng.

Ngoài ra, theo nguồn tin của PV, ngoài 145,2 ha đã được giao cho A41, Quân chủng Phòng không – Không quân còn có quyết định số 2223/QĐ-BTL thu hồi 31,15 ha đất quốc phòng tại sân bay Cần Thơ do sư đoàn 379 quản lý để giao cho A41.

Từ đây, dư luận không còn nghi ngờ gì nữa khi “miếng mồi béo bở” từ phần góp vốn của A41 là đất “vàng” quốc phòng đã thực sự lộ diện. Bởi, khi Vietnam Airlines đầu tư vào Vietstar Airlines chắc chắn sẽ tiếp quản và khai thác quỹ đất vàng hiện có của A41 tại các cảng hàng không (với khoản thời gian thuê là 49 năm, và tiền thuê đất rất rẻ- PV).

Điều này cho thấy, một kế hoạch hợp thức hóa hình thức tiếp quản đất quốc phòng từ đơn vị kinh tế của quốc phòng chuyển sang cho nhà đầu tư ngoài ngành khai thác.

[caption id="attachment_19601" align="aligncenter" width="700"]Vietstar Airlines xx4 Lộ diện việc Vietnam Airlines mua lại cổ phần của Vietstar Airlines.[/caption]

Như vậy, nếu không có gì thay đổi, chắc chắn Vietnam Airlines sẽ có thêm lợi thế rất lớn khi tiếp quản 145,2 ha đất vàng quốc phòng này, đồng thời Vietnam Airlines cũng trở thành hãng hàng không duy nhất ở Việt Nam khi sở hữu, điều hành tới 5 hãng bay gồm: Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, K6 (liên doanh với Cambodia), SkyViet và Vietstar Airlines. Như vậy, kế hoạch “thâu tóm” vốn tại Vietstar Airlines thực sự đã lộ diện. Nói một cách khác, Vietstar Airlines chỉ là bức bình phong của Vietnam Airlines.

Theo đó, nếu SkyViet và Vietstar Airlines được cấp phép, khi đó thị trường hàng không Việt Nam sẽ có 5 hãng chính đó là Vietnam Airlines, Vietjet, Jetstar Pacific, SkyViet và Vietstar Airlines. Trong đó, riêng Vietnam Airlines đã nắm quyền điều hành 4/5 hãng hàng không, và dĩ nhiên việc nắm quyền chi phối hàng không ở tất cả phân khúc là điều tất yếu.

Điều này cũng đặt ra một vấn đề khác đó là khả năng tạo ra thế độc quyền trên thị trường hàng không Việt Nam sẽ tái diễn.

Chính vì vậy, việc Bộ GTVT “quyết” trình Chính phủ cấp phép kinh doanh vận tải hàng không cho SkyViet và Vietstar Airlines đã khiến cho dư luận không khỏi nghi ngờ Bộ GTVT đang ngầm tiếp sức cho Vietnam Airlines?

Vietstar Airlines xx5

Theo Congluan.vn

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.