Hàng loạt công ty tài chính gia nhập thị trường: Ngân hàng toan tính gì?

Cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng cá nhân sẽ trở nên khốc liệt hơn trong thời gian tới khi ngày càng nhiều công ty gia nhập thị trường tín dụng tiêu dùng.

[caption id="attachment_45555" align="aligncenter" width="660"]Cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng cá nhân sẽ trở nên khốc liệt hơn trong thời gian tới khi ngày càng nhiều công ty gia nhập thị trường tín dụng tiêu dùng (Ảnh minh họa) Cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng cá nhân sẽ trở nên khốc liệt hơn trong thời gian tới khi ngày càng nhiều công ty gia nhập thị trường tín dụng tiêu dùng (Ảnh minh họa)[/caption]

Thời gian gần đây, thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam liên tục chứng kiến sự ra đời của các công ty tài chính hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng mà phần lớn là kết quả của các cuộc “hôn nhân” giữa ngân hàng và công ty tài chính.

Theo các chuyên gia kinh tế, nhìn vào tốc độ hình thành rất nhanh các kênh tài chính tiêu dùng trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt là sự ra đời của hàng loạt công ty tài chính đã cho thấy xu thế tất yếu và tiềm năng phát triển của thị trường tài chính tiêu dùng.

Điển hình, thông tin đang được giới đầu tư thị trường tài chính và dư luận hết sức quan tâm trong những ngày gần đây chính là việc Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép thành lập Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (viết tắt là Công ty tài chính tiêu dùng SHB), với số vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng với các sản phẩm đa dạng, tiện ích trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của người dân Việt Nam.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Lê – Tổng giám đốc SHB cho biết dự kiến công ty sẽ ra mắt vào đầu quý I. “Từ khi SHB công bố thành lập công ty tài chính tiêu dùng, không biết bao nhiêu đối tác từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản đã đặt vấn đề tham gia mua cổ phần. HĐQT đang cân nhắc lựa chọn một nhà đầu tư đến từ châu Âu làm đối tác chiến lược” – ông Lê cho biết.

Theo kế hoạch trong đề án sáp nhập VFF trình cổ đông trước đây, SHB dự kiến công ty tài chính có lãi ngay năm đầu tiên hoạt động. Ban đầu, SHB sẽ chuyển danh mục cho vay khách cá nhân thu nhập dưới 200 triệu đồng một năm sang cho công ty này. Trong giai đoạn trung và dài hạn, Công ty tài chính SHB sẽ cung cấp sản phẩm tín dụng tiêu dùng cho nhóm khách cá nhân có thu nhập khá (từ 150 triệu đến 200 triệu một năm) trước khi mở rộng sang các khách hàng thu nhập thấp hơn và cả đối tượng trung niên (trên 50 tuổi, thu nhập từ lương và lương hưu ổn định).

Thừa nhận sẽ vấp phải không ít thách thức khi tham gia lĩnh vực này nhưng Tổng giám đốc SHB cho biết ngân hàng sẽ có chiến lược phát triển riêng và nhắm chính vào phân khúc người thu nhập chỉ khoảng 3-7 triệu đồng một tháng.

Trước SHB, làn sóng ngân hàng sáp nhập công ty tài chính tiêu dùng đã mở màn bằng một loạt các thương vụ như HDBank mua lại Công ty Tài chính Việt Société Générale (SGVF) sau đó chuyển thành HDFinance có vốn điều lệ 550 tỷ, tiếp tục chuyển nhượng 49% cổ phần cho Tập đoàn Credit Saison (Nhật Bản) đồng thời đổi tên thành Công ty TNHH Tài chính HD Saison (HD Saison Finance);

VPBank thành lập FE Credit sau khi nhận sáp nhập Công ty TNHH MTV tài chính Than khoáng sản; Techcombank mua lại Công ty tài chính cổ phần Hóa Chất (VCFC), chuyển thành Công ty tài chính TNHH MTV Kỹ thương (Techcom Finance) vốn 600 tỷ đồng; Ngân hàng Quân Đội nhận sáp nhập Công ty tài chính cổ phần Sông Đà (SDFC), thành lập Công ty Tài chính TNHH MTV MB (M Finance) với số vốn 500 tỷ đồng…

Theo đánh giá của một số chuyên gia, việc cho sáp nhập các công ty tài chính vào ngân hàng là một mũi tên của NHNN nhắm đến cả ba đối tượng: ngân hàng, công ty tài chính và các doanh nghiệp.

Ngoài yếu tố thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tiêu dùng ở các ngân hàng, việc sáp nhập còn giúp tái cấu trúc lại các công ty tài chính và cũng như giúp các tập đoàn nhà nước thoái vốn vì trên thực tế, tái cấu trúc các công ty tài chính cũng là một phần trong đề án tái cấu trúc hệ thống tài chính của Chính phủ và NHNN.

Trong 10 năm vừa qua, thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng và dự báo sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai, với mức tăng bình quân từ 20-30% cho tới năm 2019.

Các chuyên gia cũng cho rằng, việc nhận sáp nhập/mua lại một công ty tài chính là bước đi rất khôn ngoan có tính chiến lược của các ngân hàng và có lợi hơn cho các tổ chức tín dụng. Bởi so với việc thành lập mới, các nhà băng sẽ tận dụng được nguồn lực sẵn có của công ty tài chính từ đội ngũ nhân sự, đối tác đến thị trường, phân khúc khách hàng, hệ thống công nghệ…

Còn dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Lê cho biết thêm, các công ty tài chính tín dụng tiêu dùng ra đời sẽ giúp khách hàng có cơ hội được tiếp cận các sản phẩm/dịch vụ đa dạng, phù hợp với mọi nhu cầu vay vốn; tận hưởng dịch vụ thuận tiện với thủ tục nhanh gọn, mạng lưới phân phối rộng theo mô hình kinh doanh của các công ty tài chính tiêu dùng.

Đặc biệt, với các khách hàng không đủ các điều kiện đáp ứng được chuẩn rủi ro của các ngân hàng thương mại có thể chuyển sang vay các công ty tài chính, thay vì phải sử dụng dịch vụ tín dụng phi chính thức như trước đây, từ đó góp phần hạn chế cho vay nặng lãi, đẩy lùi nạn “tín dụng đen” và giúp người dân được sử dụng các dịch vụ tài chính an toàn từ các tổ chức hợp pháp.

Theo Châu Huệ Enternews

Tags:

Tự hào, thiêng liêng Lễ thượng cờ A Pa Chải - cực Tây tổ quốc

Ngày 7/5/2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) tổ chức Lễ thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Đây là sự kiện đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025) - cột mốc chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Chìa khóa mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu

Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến “Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu”, thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.

Video