Gỡ thêm rào cản doanh nghiệp

Việc Chính phủ đề xuất bãi bỏ thêm 27 ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ giúp xóa bỏ rào cản trong đầu tư, kinh doanh, giảm chi phí gia nhập thị trường cho cộng đồng doanh nghiệp.

Tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung phụ lục 4 Luật Đầu tư về danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Chính phủ đã đề xuất bãi bỏ 27 ngành nghề, bổ sung 15 ngành nghề và hợp nhất 29 ngành nghề có nội dung trùng lặp vào 19 ngành nghề; đồng thời cập nhật, chuẩn hóa tên 18 ngành nghề.

Tạo thông thoáng cho môi trường đầu tư

Đề xuất của Chính phủ sẽ giúp tổng số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện chỉ còn 226, giảm 41 so với quy định hiện hành. Chính phủ còn đề nghị luật có hiệu lực từ đầu năm 2017 để đáp ứng mục tiêu xóa bỏ ngay một số rào cản, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp (DN).

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), nhận xét việc bãi bỏ thêm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ giúp xóa bỏ rào cản, chi phí gia nhập thị trường cho DN và tạo thông thoáng hơn cho môi trường kinh doanh.

Luật sư Nguyễn Anh Tuấn, Công ty Luật LNT & Partners, nhìn nhận việc Chính phủ đề xuất bãi bỏ thêm ngành nghề kinh doanh có điều kiện là tín hiệu tốt cho DN, thể hiện quyết tâm thực hiện cam kết của Chính phủ là tạo điều kiện để DN phát triển. Dù vậy, DN vẫn kỳ vọng Chính phủ có thể bãi bỏ nhiều ngành nghề hơn nữa khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện như tư vấn quản lý dự án, quản lý nghiệp vụ vận hành nhà chung cư, kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, kinh doanh trang thiết bị y tế…

Việc giảm bớt các ngành nghề không ảnh hưởng đến quy định chung về thủ tục theo Luật Đầu tư nhưng đề xuất này giúp gỡ bỏ thêm đáng kể rào cản đối với các ngành nghề kinh doanh trước đây bị xem là có điều kiện. Chẳng hạn, đối tác nước ngoài khi đầu tư vào những lĩnh vực này sẽ không phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư trước khi góp vốn mua cổ phần của DN Việt. Đồng thời, thủ tục liên quan đến mua bán, sáp nhập (M&A) đối với các trường hợp này sẽ được rút ngắn đáng kể, giảm chi phí cho bên mua lẫn bên bán.

Tránh để doanh nghiệp bị động về chính sách

Về quy định tại điều 1 điểm 2 dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh, ngành và nghề kinh doanh có điều kiện được định nghĩa là “ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng và môi trường”, nhiều ý kiến cho là khá chung chung và chưa thực sự hữu ích cho việc xem xét ngành nghề nào cần được bổ sung hay loại bỏ khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Theo luật sư Nguyễn Thị Kim Xuân, Công ty Luật BASICO, nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần được bãi bỏ thêm, như kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, nhượng quyền thương mại, dịch vụ tổ chức dạy thêm - học thêm, kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô, kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản, kinh doanh thủy sản, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi, kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy… do không thấy rõ điều kiện kinh doanh “vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Luật sư Nguyễn Thị Kim Xuân cho rằng với một số ngành nghề, có thể sử dụng những công cụ quản lý nhà nước khác để điều tiết chứ không nhất thiết sử dụng các điều kiện kinh doanh. Chẳng hạn, đối với sản xuất mũ bảo hiểm thì việc bảo đảm “quy chuẩn kỹ thuật” là đương nhiên nhưng “kinh doanh mũ bảo hiểm” bao gồm cả việc mua bán mà quy định cả điều kiện thì không phù hợp.

Liên quan đến các tiêu chí, thủ tục xác định ngành nghề nào là kinh doanh có điều kiện, nhiều ý kiến đề xuất dự thảo luật cần quy định nguyên tắc xác định từng loại điều kiện kinh doanh trong từng lĩnh vực như tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất, vốn đầu tư, mặt bằng kinh doanh…, tránh việc đưa ra các điều kiện chung chung. Đồng thời, danh mục ngành nghề kinh doanh phải là danh mục “mềm” để có thể sửa đổi, bổ sung hằng năm. Khi đó, Quốc hội có thể bổ sung, bãi bỏ điều kiện kinh doanh theo đề nghị của Chính phủ.

Theo luật sư Nguyễn Anh Tuấn, không chỉ một số đại biểu Quốc hội băn khoăn về tiêu chí của việc Chính phủ thêm, bớt một số ngành nghề kinh doanh khỏi danh mục có điều kiện mà DN cũng khá bị động với các thay đổi chính sách. Do đó, Chính phủ nên xây dựng và công bố hệ thống tiêu chí sàng lọc khách quan và cụ thể hơn. Để tạo môi trường kinh doanh tốt, các chính sách cần phải minh bạch và ổn định. Ngoài ra, một số ngành nghề mà DN Việt chưa có năng lực nhưng lại có tác động tốt cho xã hội như dịch vụ khám chữa bệnh, vận hành nhà chung cư… nên loại ra khỏi danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

box go-them-rao-can-dn

Theo Linh Anh Người lao động

Tags:

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video