Giá vàng, USD đồng loạt tăng trở lại

Sau nhiều phiên giao dịch giảm giá liên tiếp kể từ đầu tuần, sáng 19/4, giá vàng và USD đồng loạt tăng trở lại.
Giá vàng, USD đồng loạt tăng trở lại


Mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 19/4, giá vàng miếng trong nước được Công ty Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức  36.26 – 36.36 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Mức giá này tăng 40.000  đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 10.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch hôm qua 18/4.

Công ty Phú Quý niêm yết vàng miếng SJC với mức giá 36.26 – 36.36 triệu đồng/lượng. Mức giá này tăng 40.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 30.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch hôm qua ngày 18/4.

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức 36.22 – 36.37 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này giảm 40.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 40.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch ngày 18/4.

Sáng 19/4, giá vàng thế giới ở mức 1275.5 - 1276  USD/ounce, tăng 3 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó.

Sau nhiều phiên giao dịch giảm giá, giá vàng trong nước bật tăng trở lại.

Trên thị trường tiền tệ, sáng 19/4, Ngân hàng nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD ở mức 22.998 VND, tăng 3 đồng so với phiên giao dịch hôm qua, ngày 18/4.

Giá USD giao dịch ở các ngân hàng thương mại chưa có dấu hiệu phục hồi trở lại, với mức giao dịch quanh ngưỡng 23.150 – 23.250 đồng/USD.

Ngân hàng Tiên Phong niêm yết giá USD ở mức 23.150 – 23.254 đồng/USD, tăng 4 đồng/USD so với phiên giao dịch hôm qua 18/4.

Giá USD tại ngân hàng Vietcombank (hội sở chính) được niêm yết với mức 23.155 – 23.255 đồng/USD,tăng 5 đồng/USD so với phiên giao dịch trước đó (18/4).

Theo Quỳnh Nga (Tiền phong)

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video