Giá vàng tuần tới sẽ như thế nào?

Giá vàng được cho sẽ ở dưới 1.600 USD/ounce trong tuần tới. Tuy nhiên, về dài hạn, vàng sẽ bắt đầu tăng trở lại sau đợt bán tháo và vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn, được xem như hàng rào chống lại lãi suất thực - sẽ cực kỳ thấp hoặc âm.

Giá vàng tuần tới sẽ như thế nào?

Sau khi liên tục tăng mạnh lên gần 1.700 USD/ounce vào đầu tuần, giá vàng đã bất ngờ trượt dốc thảm hại với đợt bán tháo lớn dù thị trường chứng khoán lao dốc. 

Chỉ số Dow Jone đã giảm 1.000 điểm lần thứ 3 trong tuần này sau khi các đợt bán tháo cổ phiếu tăng tốc trong bối cảnh lo ngại về sự bùng phát của coronavirus. Điều ngạc nhiên là vàng cũng bị bán thảo, giảm tới 5%. Giá vàng kỳ hạn tháng 4 trên Comex giảm xuống còn 1.582 USD/ounce. 

Thị trường chứng khoán đã lao dốc vì lo ngại coronavirus đang trở thành đại dịch toàn cầu, nhà kinh tế học Andrew Hunter cho biết. Các nhà phân tích cho rằng khi rủi ro tăng cao trên thị trường chứng khoán và tình hình tệ hơn, các nhà đầu tư sẽ phản ứng bằng cách bán vàng để bù lỗ. 

Chiến lược gia hàng hoá của TD Securities, Ryan McKay cho biết, vào những giai đoạn thị trường hỗn loạn, vàng sẽ bị bán để tạo thanh khoản và bù margin. 

Theo giám đốc điều hành RBC Wealth Management, George Gero, nhiều nhà đầu tư đang đổ xô vào tiền mặt. Hiện tại, một số người cho rằng cần giữ tiền mặt để đáp ứng lệnh gọi ký quỹ ở nơi khác. 

McKay cho rằng, vào tuần tới, vàng có thể lên mức 1.600 USD/ounce, hoặc có thể ít hơn một chút. Mức 1.600 USD/ounce được hỗ trợ bởi triển vọng tăng trưởng chậm và nhiều ngân hàng cũng cắt giảm lãi suất. 

"Cuối cùng, vàng sẽ vẫn bắt đầu tăng trở lại một lần nữa sau khi xong đợt án tháo. Chúng ta cũng sẽ thấy đáy vào tuần tới", McKay nói.  

Sự bùng phát của coronavirus, đặc biệt ở châu Âu và Bắc Mỹ sẽ là yếu tố quyết định xu hướng dòng tiền vào tuần tới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện đã nâng mức cảnh báo mối đe doạ coronavirus lên mức rất cao trên toàn thế giới, khi loại virus này đã lan rộng đến ít nhất 49 quốc gia. 

Bên cạnh đó, giới chuyên gia cho rằng cần theo dõi sát động thái của các ngân hàng trung ương. Về dài hạn, triển vọng của vàng vẫn rất tích cực khi thị trường kỳ vọng sẽ bắt đầu một chu kỳ nới lỏng lớn khác từ các NHTW lớn trên thế giới khi họ phản ứng với tác động của coronavirus. 

"Coronavirus có khả năng thúc đẩy các ngân hàng hành động mạnh mẽ hơn, và lãi suất có thể được cắt giảm sâu hơn. Vàng hấp dẫn về dài hạn như một hàng rào chống lại lãi suất thực - sẽ cực kỳ thấp hoặc âm", McKay nói. 

Giám đốc điều hành Bannockburn Golbal Forex cho rằng mọi ánh mắt đang đổ dồn vào FED khi Chủ tịch FED sẽ gặp các lãnh đạo ngân hàng trung ương khác, dẫn đến kỳ vọng về một hành động phối hợp. 

Thị trường kỳ vọng mạnh mẽ về việc cắt giảm lãi suất ở Mỹ. Nếu tình hình dịch bệnh vẫn vậy hoặc xấu đi và FED vẫn không cắt giảm lãi suất thì có thể gây ra phản ứng thiếu cân bằng. 

Dữ liệu vĩ mô của Mỹ vào tuần sẽ ít quan trọng hơn. Trong khi đó, số liệu sản xuất của Trung Quốc sẽ được xem xét cẩn trọng vì chúng cho thấy rõ tác động của coronavirus nhiều đến đâu.

Tham khảo: Kitco

Theo Tài chính Plus

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video