Giá vàng rớt "thảm"

Vàng lao dốc mạnh 3 phiên liên tiếp, "thổi bay" lợi nhuận có được trong tuần trước. Những người mua vàng vào tuần trước sẽ cầm chắc lỗ nếu bán ra lúc này, thậm chí, những người mua vàng hôm 7/8 và bán ra hôm nay có thể bị lỗ tới 7 triệu đồng/lượng.

Giá vàng rớt "thảm"

Sáng nay (11/8), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh, hiện giá bán ra đã tuột xuống quanh mức 57,5 triệu đồng/lượng.

Cụ thể, lúc 8h30, Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng ở mức 55,68-57,52 triệu đồng/lượng, giảm 700 nghìn đồng/lượng so với chiều hôm qua. Tương tự, tập đoàn DOJI cũng giảm mạnh xuống còn 56,3-57,3 triệu đồng/lượng, tập đoàn Phú Quý giảm xuống 55,7-57,5 triệu đồng/lượng.

Đáng chú ý, giá vàng giảm mạnh nhưng chênh lệch giá mua – bán vẫn rất lớn, lên tới 1,8-2 triệu đồng/lượng.

Như vậy, so với mức đỉnh đạt được hồi thứ Sáu tuần trước (7/8), giá vàng đã giảm tới 5 triệu đồng/lượng. Những người mua vàng vào tuần trước sẽ cầm chắc lỗ nếu bán ra lúc này, thậm chí, những người mua vào hôm 7/8 và bán ra hôm nay có thể bị lỗ tới 7 triệu đồng/lượng.  

Vàng thế giới cũng đang đi xuống nhưng với mức điều chỉnh nhẹ hơn, khiến chênh lệch so với giá vàng trong nước được rút ngắn lại. Lúc 8h40 (11/8 giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay đứng ở mức 2.022 USD/ounce, tương đương với 56,7 triệu đồng/lượng khi quy đổi theo tỷ giá VND/USD hiện nay, chỉ còn thấp hơn giá vàng trong nước 1 triệu đồng/lượng.

Giá vàng được cho đang chịu lực bán chốt lời và bị điều chỉnh trong ngắn hạn sau đà tăng quá mạnh 2 tuần trước. Nhiều nhà đầu tư cũng trông đợi đợt điều chỉnh này để mua vào vì giới chuyên gia đánh giá triển vọng dài hạn của vàng vẫn rất tươi sáng. Vàng vẫn được hỗ trợ trong một vài năm tới khi nhìn vào tác động của đại dịch tới các nền kinh tế, căng thẳng ngày càng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đại diện U.S. Global Investors cho rằng, trong vài năm tới, vàng có thể tăng lên tới 4.000 USD/ounce (113 triệu đồng/lượng) do các nước ồ ạt bơm tiền, tạo ra môi trường lãi suất thấp, lạm phát cao. 

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video