Giá vàng hôm nay 18-8: Áp lực từ USD, vàng lao xuống dốc

Giá vàng hôm nay, 18-8, tiếp nối đà lao dốc khi giới đầu cơ nhận thấy việc nắm giữ vàng là hết sức rủi ro, Mỹ xem lạm phát là một rủi ro đáng kể đối với nền kinh tế, nhà đầu tư dồn vốn vào USD và trái phiếu Mỹ.
Giá vàng hôm nay 18-8: Áp lực từ USD, vàng lao xuống dốc - Ảnh 1.

Khoảng 6 giờ ngày 18-8, giá vàng hôm nay của thế giới xuống còn 1.763 USD/USD/ounce

Giá vàng hôm nay ở thị trường trong nước tiếp tục biến động trong vùng hẹp dù giá vàng thế giới lao dốc. Lúc 9 giờ, giá vàng SJC được các doanh nghiệp niêm yết mua vào 66,1 triệu đồng/lượng, bán ra 67,1 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng mỗi lượng so với sáng hôm qua nhưng giảm 100.000 đồng mỗi lượng so với cuối ngày hôm qua.

Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại được giao dịch quanh 52,15 triệu đồng/lượng mua vào, 53,05 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 150.000 đồng mỗi lượng so với hôm qua. Như vậy, giá vàng hôm nay điều chỉnh giảm sâu hơn đối với vàng trang sức, trong khi biến động nhẹ đối với vàng SJC. Tỉ giá trung tâm sáng nay được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.192 đồng/USD, tăng 19 đồng/USD so với hôm qua. Giá USD ở các ngân hàng thương mại được giao dịch quanh 23.265 đồng/USD mua vào, 23.545 đồng/USD bán ra, ổn định so với hôm qua.

Sau hai phiên mất tổng cộng gần 30 USD/ounce, giá vàng hôm nay của thế giới lại tiếp tục suy yếu. Khoảng 6 giờ ngày 18-8, giá vàng thế giới giao dịch tại 1.763 USD/USD/ounce, giảm thêm 13 USD so với mức giá cùng thời điểm hôm trước là 1.776 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 10-2022 cũng giảm 11 USD, giao dịch lần cuối ở mức 1.768 USD/ounce.

Giá vàng hôm nay tiếp tục giảm trong bối cảnh Ủy ban Thị trường Mở (FOMC) – cơ quan cấp trên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 7-2002, cho thấy các thành viên của FED lo ngại lạm phát tăng cao là một rủi ro đáng kể đối với nền kinh tế trong thời gian tới. Từ đó, thị trường suy đoán tại cuộc họp vào tháng 9 -2022, FED sẽ quyết định tăng thêm lãi suất 0,5 điểm % để hạn chế đà tăng của lạm phát.

Phản ứng thông tin này, không ít nhà đầu tư tài chính đã giảm nhu cầu nắm giữ vàng. Số khác thì mạnh tay bán cổ phiếu khiến thị trường chứng khoán Mỹ , châu Âu chìm trong sắc đỏ. Tại Phố Wall, các chỉ số Dowjones giảm 171 điểm, S&P 500 giảm 31 điểm, Nasdaq mất 164 điểm. Nhiều nhà đầu tư chứng khoán đã đưa vốn vào "đồng bạc xanh", giúp USD tăng giá rất mạnh, tạo áp lực lên giá vàng hôm nay.

Do USD tăng giá nên lãi suất trái phiếu Mỹ cũng vọt lên 2,9%/năm. Theo đó, nhiều người đã thu gom USD để mua trái phiếu càng làm cho đồng tiền này tăng giá nhiều hơn nữa.

Trước sức ép của USD và trái phiếu Mỹ, có lẽ giới đầu cơ giá lên nhận thấy việc nắm giữ vàng là hết sức rủi ro. Vì thế, khi giá vàng giao dịch ở mức 1.784 USD/ounce họ liền bán ra thu hồi vốn. Giá vàng hôm nay của thế giới giảm mạnh xuống còn 1.763 USD/ounce lúc 6 giờ ngày 18-8.

Giá vàng hôm nay (18-8) ở nước ta sẽ được các doanh nghiệp công bố lúc 8 giờ 30 phút. Theo đó, giá vàng SJC có thể lao xuống theo đà giảm của giá vàng thế giới.

Giá vàng hôm nay 18-8: Áp lực từ USD, vàng lao xuống dốc - Ảnh 2.

Trước đó, do sức mua trong ngày 17-8 mạnh lên nên giá vàng SJC tăng 200.000 đồng/lượng, chốt cuối ngày tại 67,2 triệu đồng/lượng.

Ảnh: Tấn Thạnh - Đồ họa: Ngọc Trinh

Theo Thy Thơ - Thái Phương (Người Lao Động)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video