Giá vàng bật tăng trở lại, vượt mốc 42 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng bán ra đều được các doanh nghiệp kinh doanh vàng niêm yết trên mốc 42 triệu đồng/lượng, tăng xấp xỉ 400.000 đồng so với cuối ngày hôm qua.

Sau khi hạ nhiệt trong các phiên giao dịch cuối tuần trước và hôm qua, sáng 13/8, giá vàng trong nước đã tăng mạnh trở lại và vượt mốc 42 triệu đồng/lượng.

Lúc 9h30, giá vàng miếng tại TP.HCM của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn - SJC được niêm yết 42,1 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 400.000 đồng và 41.750 đồng/lượng mua vào. Cả hai mức giá đều tăng 400.000 đồng so với cuối ngày 12/8. Tuy nhiên, tính đến hiện tại, giá vàng của SJC đã giảm nhẹ 50 đồng mỗi lượng ở cả hai chiều.

Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji, giá vàng bán ra tại TP.HCM ở mức 42,2 triệu đồng/lượng và mua vào ở mức 41.750 đồng/lượng, tăng 450.000 đồng mỗi lượng so với hôm qua. Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận cũng niêm yết giá vàng tương tự Doji.

Ở một số doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn khác như Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, giá bán vàng miếng cũng đều vượt mốc 42 triệu đồng.

Gia vang bat tang tro lai, vuot moc 42 trieu dong/luong hinh anh 1
Giá vàng trong nước hôm nay đã quay lại mốc 42 triệu đồng/lượng. Ảnh: Hoàng Việt.

Giá vàng thế giới hiện được giao dịch quanh mốc 1.515 USD/ounce theo dữ liệu của Kitco.com, tương đương 42.300 triệu đồng/lượng. Trong một tháng qua, giá vàng thế giới đã tăng thêm 7%.

Theo các chuyên gia, giá vàng trên cả thế giới và Việt Nam đều trong xu hướng tăng do chịu tác động mạnh từ những điểm nóng trên toàn cầu. Cụ thể là chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc; việc Anh có thể rời EU nhưng không đạt thỏa thuận nào; khủng hoảng quân sự Mỹ - Iran; vấn đề giải giáp hạt nhân Triều Tiên chưa có dấu hiệu tiến triển tốt; Venezuela ở Nam Mỹ.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cảnh báo việc "lướt sóng" vàng vào thời điểm này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vàng phù hợp với người muốn mua để dành hoặc phân tán rủi ro hơn là tìm kiếm lợi nhuận cao.

Theo Zing

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video