Giá thuê giàn khoan tiếp tục ở mức thấp, PVDrilling có thể lỗ ròng 251 tỷ năm 2017

Theo CTCK KIS, trong 2 năm tới, giá thuê giàn tự nâng sẽ vẫn ở mức 55.000 -60.000 USD/ngày trong 2 năm tới. Tuy nhiên, theo ước tính giá thuê phải ở mức 70k USD/ngày thì Tổng CTCP Khoan & DV Khoan Dầu Khí (HOSE: PVD) mới đủ bù đắp chi phí mảng dịch vụ khoan.

Từ giai đoạn 2014- 2016, do ảnh hưởng từ giá dầu thế giới lao dốc, tỷ lệ giàn khoan có việc tại khu vực Đông Nam Á liên tục giảm từ mức 86% xuống mức 35%, giá thuê giàn khoan jack-up bình quân giảm từ mức 80.000-120.000 USD/ngày năm 2015 giảm xuống mức 50.000-55.000 USD/ngày vào cuối 2016.

Cho đến nửa đầu 2017, nhu cầu khoan tăng ở mức thấp so với năm 2016, giá thuê trung bình giàn khoan tự nâng trong khu vực Đông Nam Á đạt 57000 USD/ngày và tỷ lệ giàn khoan có việc được cải thiện, trung bình đạt 55,4%.

Giá thuê giàn khoan chủ yếu phụ thuộc vào cung cầu thị trường. Nhu cầu khoan sẽ phụ thuộc và có độ trễ theo giá dầu từ 9-12 tháng. Trong bối cảnh giá dầu hiện tại, KIS đánh giá nhu cầu khoan sẽ vẫn chưa hồi phục hoàn toàn trong 1-2 năm tới.

Về nguồn cung, theo dữ liệu từ Infield Rigs, số giàn khoan tại khu vực Đông Nam Á hiện tại là 108 giàn khoan tự nâng, các giàn khoan còn rất mới, hơn 60% dưới 10 năm, số giàn thanh lý mỗi năm rất thấp (khoảng 4 giàn). Bên cạnh đó, sẽ có 15 giàn được đóng mới trong giai đoạn 2017- 2020, dẫn đến nguồn cung hiện tại rất khó giảm.

Do đó, KIS nhận định giá thuê giàn tự nâng sẽ vẫn ở mức 55k -60k USD/ngày trong 2 năm tới. Tuy nhiên tính toán của KIS, giá thuê giàn phải xấp xỉ 70k USD/ngày thì PVD mới đủ bù đắp chi phí mảng dịch vụ khoan, tuy nhiên tỷ lệ giàn khoan tự nâng có việc sẽ là 90% trong năm 2018 so với 66% trong năm 2017.

Hiện nay 5 giàn khoan của PVD sẽ có việc làm ổn định đến cuối quý IV/2017. Riêng giàn khoan nước sâu PVD V hiện không có việc, dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của PVD do giá thuê cao, tương đương 3,5 giàn tự nâng.

Theo đánh giá của KIS, dự kiến cả năm 2017, PVD ghi nhận doanh thu thuần 3.697 tỷ đồng, giảm 31% so với cùng kỳ và lỗ ròng 251 tỷ đồng (năm 2016 có lãi 186 tỷ đồng).

Chiến lược của PVD trong những năm tới sẽ mở rộng hoạt động các chiến dịch khoan tại nước ngoài, đảm bảo tỷ lệ giàn khoan tự nâng có việc khoảng 90%, riêng giàn PVD V sẽ tiếp tục nằm chờ ít nhất đến cuối 2019.

Điểm lại kết quả nửa đầu năm, PVD ghi nhận doanh thu 1.448 tỷ VND, giảm 56,8%, lỗ sau thuế là 279 tỷ.

Mặt khác, nửa đầu năm, PVD đã tiếp tục trích lập chi phí dự phòng khoản phải thu của PVEP là 125 tỷ, tổng đã trích lập là 297 tỷ trên tổng số 504 tỷ. Qua trao đổi, việc chậm thu hồi này nguyên nhân là do vướng mắc thủ tục, KIS đánh giá PVD có khả năng cao thu hồi khoản phải thu này trong năm 2018.

Hiện tại số dư Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ trong 6 tháng 2017 là 1.093 tỷ VND, trong khi số sử dụng trong 5 năm qua là 95,3 tỷ. Sau 5 năm, nếu không sử dụng hết 70% quỹ được trích thì sẽ hoàn nhập lại, do đó KIS dự phóng khoản hoàn nhập của quỹ này vào thu nhập khác 2017 sẽ là 180 tỷ.

Theo Phan Tùng - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video