Gia Lai hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh thị trường biến động

Gia Lai - Các doanh nghiệp xuất khẩu cần kiểm tra kỹ lưỡng nguồn nguyên liệu đầu vào để tránh bị điều tra vi phạm nguồn gốc, gian lận xuất xứ…
Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai với hàng nghìn hecta. Ảnh: Thanh Tuấn

Ngày 20.4, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị đã đề nghị các ngành chức năng liên quan tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh thị trường thế giới đang có nhiều biến động phức tạp.

Hiện nay, Gia Lai có khoảng 30 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. Trong đó, có nhiều tên tuổi uy tín như Vĩnh Hiệp, Hoa Trang, Tín Thành Đạt.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn chuyên chế biến nông sản phục vụ xuất khẩu như Hưng Sơn, DOVECO, Nafoods… cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào địa bàn tỉnh.

Thị trường châu Âu hiện đang chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Gia Lai, trong khi châu Á chiếm 30%, phần còn lại là các thị trường khác.

Hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là cà phê và trái cây, với kim ngạch năm 2024 lần lượt đạt 640 triệu USD và 150 triệu USD.

Các sản phẩm đặc trưng của địa phương như mật ong, hạt mắc ca, hạt điều, tổ yến, chè xanh… cũng có nhiều tiềm năng mở rộng xuất khẩu.

Để duy trì và mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường châu Âu, các doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định quốc tế về chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Toàn bộ quy trình từ khai thác nguyên liệu đến phân phối sản phẩm phải đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch. Bất kỳ sai phạm nào cũng có thể dẫn đến việc bị điều tra và chấm dứt hợp đồng thương mại.

Sở Công Thương tỉnh Gia Lai khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động cập nhật thông tin thị trường, xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh phù hợp và có phương án ứng phó rủi ro hiệu quả.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần thận trọng trong việc lựa chọn và kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào nhằm tránh nguy cơ bị điều tra liên quan đến gian lận xuất xứ hoặc lẩn tránh thuế quan.

Bên cạnh việc tuân thủ quy định, các doanh nghiệp cũng được khuyến khích đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và phát triển chuỗi cung ứng.

Việc tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu một cách bền vững và lâu dài.

Theo Báo Lao Động

Khát vọng “đại bàng” kinh tế

Nghị quyết số 68-NQ/TW thu hút sự chú ý khi đưa ra tầm nhìn chiến lược nhằm mở rộng sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào các dự án quốc gia quan trọng.

Đồng Nai chuyển mình mạnh mẽ từ gian khó

Sau 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), nhiều huyện của tỉnh Đồng Nai đã vươn lên mạnh mẽ, từ vùng đất gian khó trở thành địa phương đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, góp phần cải thiện rõ nét chất lượng cuộc sống người dân.

Video