Giá bán tăng mạnh, Vĩnh Hoàn (VHC) xuất khẩu gần 76 triệu USD trong quý 1/2018 - tăng 30% so với cùng kỳ

Dù sản lượng giảm nhẹ nhưng giá bán bình quân các sản phẩm của Vĩnh Hoàn đã tăng 34%.

Theo thông tin từ CTCP Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán: VHC), trong tháng 3/2018, giá trị xuất khẩu tất cả các sản phẩm của Vĩnh Hoàn đạt 30,7 triệu USD – tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng này đến từ việc giá bán bình quân tăng 40% do tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu cá tra và nhu cầu tăng cao từ thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, sản lượng bán hàng giảm nhẹ khoảng 3%.

Trong tất cả các sản phẩm, cá tra phi lê và nhóm collagen – Gelatine đạt mức tăng trưởng cao nhất với tỷ lệ lần lượt là 45% và 213%.

Tính chung cả quý 1/2018, giá trị xuất khẩu các sản phẩm đạt 75,6 triệu USD- tăng 30% so với cùng kỳ nhờ giá bán bình quân tăng 34% còn sản lượng giảm 3%. Nhóm Collagen và Gelatine ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ lên tới 241%. Tỷ trọng cá tra phi lê, Collagen và Gelatine trong tổng doanh thu đều tăng. Ngược lại, các sản phẩm khác như bột cá, dầu cá… suy giảm so với cùng kỳ tới 45%.

Vào ngày 20/3 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố áp mức thuế chống bán phá giá cá tra xuất khẩu vào Mỹ trong đợt xem xét hành chính lần thứ 13. Theo đó, thuế được áp là 3,87 USD/kg. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), so với mức 0,69 USD/kg của lần xem xét hành chính lần thứ 12 (POR12), mức thuế công bố lần này đã tăng 5,61 lần. Đây là mức thuế cao nhất từ trước đến nay, và cao hơn cả mức thuế toàn quốc 2,39 USD/kg mà DOC áp dụng cho các công ty không được hưởng thuế suất riêng trong vụ kiện chống bán phá giá cá tra của Việt Nam.

Tuy nhiên, Vĩnh Hoàn không nằm trong đợt rà soát vì vậy vẫn được hưởng mức thuế là 0 USD.

Với lợi thế này, cổ phiếu VHC đã tăng từ 55.000 đồng lên gần 75.000 đồng trong tháng 3.

Theo Trí thức trẻ/Vĩnh Hoàn

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video