EVNGenco 3 (PGV): Kiểm toán lưu ý việc xử lý chênh lệch tỷ giá tại BCTC, lãi ròng cả năm đạt 904 tỷ, cải thiện mạnh so với mức lỗ 853 tỷ năm ngoái

Lên kế hoạch cho năm 2020, EVNGenco 3 dự kiến sản lượng điện sản xuất đạt 35,807 tỷ kWh, tăng 3,5% so với thực hiện năm 2019, trong đó các nhà máy nhiệt điện huy động theo nhu cầu của hệ thống điện, các NMTĐ khai thác tối ưu theo lưu lượng nước về.

EVNGenco 3 (PGV): Kiểm toán lưu ý việc xử lý chênh lệch tỷ giá tại BCTC, lãi ròng cả năm đạt 904 tỷ, cải thiện mạnh so với mức lỗ 853 tỷ năm ngoái

Kết thúc năm 2019, EVNGenco 3 ghi nhận doanh thu 44.117 tỷ đồng, tăng 339% so với năm 2018; trong đó chiếm phần lớn là doanh thu tiêu thụ điện với 43.724 tỷ đồng. Doanh thu tài chính cũng tăng đáng kể, chủ yếu là lãi tiền gửi đạt hơn 291 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ đạt 59 tỷ đồng), cổ tức được chia cũng tăng 2 lần lên gần 21 tỷ, chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại đạt gần 22 tỷ đồng...

Mặc dù lãi tiền gửi tăng đáng kể, song lãi vay của Công ty cũng tăng mạnh từ 335 tỷ lên 2.318 tỷ đồng. Khấu trừ các chi phí, EVNGenco 3 ghi nhận lãi ròng 904 tỷ đồng, cải thiện đang kể so với mức lỗ hơn 853 tỷ đồng. So với con số tự lập, lãi ròng EVNGenco 3 có điều chỉnh nhẹ.

EVNGenco 3 (PGV): Kiểm toán lưu ý việc xử lý chênh lệch tỷ giá tại BCTC, lãi ròng cả năm đạt 904 tỷ, cải thiện mạnh so với mức lỗ 853 tỷ năm ngoái - Ảnh 1.

Được biết, kiểm toán không nêu ý kiến vì EVNGenco 3 đã phản ánh trung thực và hợp lý, tuy nhiên cũng có một số lưu ý đến các thuyết minh trong BCTC hợp nhất, gồm:

(1) Thuyết minh liên quan đến việc xử lý chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn xây dựng cơ bản của các công trình điện nằm trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 150/2018/NĐ-CP ngày 13/12/2018. Theo đó, chênh lệch tỷ  phát sinh trong giai đoạn xây dựng cơ bản được ghi nhận vào chỉ tiêu "Chên lệch tỷ giá hối đoái" được phản ánh trong phần "Vốn chủ sở hữu" và được phân bổ dần vào báo cáo KQKD trong thời gian không quá 5 năm kể từ ngày công trình đi vào hoạt động. 

(2) Ngoài ra, Công ty áp dụng phương pháp xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm chính thức chuyển sang CTCP theo Nghị định 126. Theo đó, chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại này tại thời điểm chính thức chuyển sang CTCP, doanh nghiệp cổ phần hoá đánh giá lại theo quy định và không thực hiện kết chuyển vào KQKD, số dư khoản chênh lệch giao cho CTCO theo dõi và xử lý theo quy định, thay vì đưa vào "Doanh thu hoạt động tài chính" và "Chi phí tài chính".

Lên kế hoạch cho năm 2020, EVNGenco 3 dự kiến sản lượng điện sản xuất đạt 35,807 tỷ kWh, tăng 3,5% so với thực hiện năm 2019, trong đó các nhà máy nhiệt điện huy động theo nhu cầu của hệ thống điện, các NMTĐ khai thác tối ưu theo lưu lượng nước về.

Luỹ kế cả năm 2019, VSH ghi nhận doanh thu 400 tỷ và lãi sau thuế 159 tỷ đồng. So với kế hoạch 441,5 tỷ doanh thu và 187,6 tỷ lãi sau thuế, VSH chỉ mới thực hiện được 90% và 85% chỉ tiêu.

Đáng chú ý, mới đây EVNGenco 3 đã thông báo bán đầu giá cổ phần tại Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH). Số lượng chào bán hơn 63 triệu cổ phiếu, giá khởi điểm là 31.931 đồng/cp.

Chiều ngược lại, Cơ điện lạnh (REE) vừa mua vào thành công gần 59 triệu cổ phiếu VSH. Sau giao dịch, tỷ lệ này tăng lên 49,52%, tương đương hơn 102 triệu cổ phiếu.

Theo Trí thức trẻ

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video