Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: Đầu tư mới hạ tầng thay vì cải tạo

Chuyên gia nhấn mạnh cần đầu tư tuyến đường sắt cao tốc mới đồng bộ, hiện đại thay vì cải tạo, sử dụng hạ tầng vốn có để làm chủ công nghệ, đổi mới phương thức quản trị vốn đã lạc hậu.

Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia đang được các cơ quan soạn thảo khẩn trương xây dựng.

Đề án chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam dự kiến sẽ báo cáo Bộ Chính trị trước 15/11/2023.

Trên thực tế, hệ thống đường sắt, trong đó có đường sắt tốc độ cao của Việt Nam đang được đánh giá là “lỡ hẹn” với yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Báo cáo của Bộ GTVT cho thấy, mặc dù đã từng đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 1980-2005, nhưng đường sắt hiện đang mất dần vai trò, thị phần giảm sút, không cạnh tranh được với các phương thức vận tải khác. Hạ tầng đường sắt quốc gia lạc hậu, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp. Chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu. Tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông. Nguồn nhân lực ngày càng mai một.

Thực trạng trên đặt ra yêu cầu phát triển đường sắc tốc độ cao nhằm mở ra không gian mới để phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.

Chuyên gia Lê Xuân Nghĩa cho rằng, kinh nghiệm phát triển đường sắt tốc độ cao ở các nước cho thấy cần đầu tư tuyến đường sắt mới đồng bộ, hiện đại thay vì cải tạo, sử dụng hạ tầng vốn có. Đây là cơ hội để ngành đường sắt làm chủ công nghệ, đổi mới phương thức quản trị vốn đã lạc hậu rất nhiều so với thế giới.

Trong khi đó, TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bày tỏ: "Chúng ta không thể chậm trễ hơn nữa trong phát triển đường sắt tốc độ cao".

Tại “Kế hoạch chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” cũng xác định dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam được xếp ở vị trí thứ 2 về thứ tự ưu tiên trong tổng số vốn trung hạn cho đầu tư đường sắt giai đoạn này, tuy nhiên trong Phụ lục có nêu rõ chỉ dừng lại ở "phần xây dựng kết cấu hạ tầng".

Trước đó, tháng 7/2023, Thủ tướng giao Bộ GTVT đề xuất thành lập Ban chỉ đạo xây dựng đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Yêu cầu phát triển đường sắc tốc độ cao nhằm mở ra không gian mới để phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.

Chủ trương đầu tư đường sắt cao tốc từng được trình Quốc hội vào tháng 6/2010 song không được thông qua. Đầu năm 2022, báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đã được Bộ GTVT trình Chính phủ và đang được Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét.

Lần này, Bộ GTVT đề xuất dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam dài 1.559 km, tốc độ thiết kế đoàn tàu 350 km/giờ, tốc độ khai thác 320 km/h; được xây dựng để khai thác riêng tàu chở khách; còn đường sắt Bắc Nam quốc gia hiện nay được cải tạo để chở hàng.

Tổng mức đầu tư dự kiến trên 58 tỷ USD (tương đương 1,3 triệu tỷ đồng). Giai đoạn một (trước năm 2030) sẽ đầu tư hai đoạn Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang, tổng mức đầu tư khoảng 112.000 tỷ đồng.

Đơn vị tư vấn tính toán đoàn tàu khai thác tốc độ 320 km/h đi từ Hà Nội đến Vinh mất một giờ, trong khi di chuyển bằng đường hàng không bao gồm thời gian bay, kiểm tra an ninh sẽ mất 3 giờ. Đường sắt đi trên chặng Hà Nội - Nha Trang là 4,2 giờ, tương đương đi máy bay và làm thủ tục khoảng 4,5 giờ; chặng Hà Nội - TP HCM là 5,5 giờ, dài hơn máy bay chỉ một giờ.

Tuy nhiên, tháng 11/2022, Bộ KH&ĐT cùng Bộ GTVT thống nhất nghiên cứu đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vừa chở khách, vừa chở hàng, tốc độ thiết kế 250 km/h, khai thác 180-225 km/h.

Một dấu ấn đáng chú ý là vào cuối tháng 4/2023, trong kết luận của Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có đưa ra một loạt đánh giá, khuyến nghị đối với việc đầu tư siêu dự án nhiều tỉ USD này.

Cụ thể như Hội đồng thẩm định nhà nước đề nghị Bộ GTVT hoàn thiện phương án - kịch bản đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường đôi khổ 1.435mm để vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ thiết kế khoảng 200-250km/h, tốc độ khai thác khoảng 200km/h thay vì tốc độ 350km/h chỉ khai thác tàu khách.

Ngoài ra, Hội đồng Thẩm định nhà nước cho rằng thời gian Bộ GTVT đề xuất đến năm 2050 mới đưa vào khai thác toàn tuyến là quá lâu sẽ dẫn đến rủi ro về tăng vốn đầu tư, bỏ lỡ cơ hội phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy Bộ GTVT cần hoàn thiện phương án phân kỳ đầu tư hợp lý, đảm bảo tính khả thi, hoàn thành dự án trước năm 2045. 

Bộ GTVT đang triển khai cập nhật điều chỉnh đề án chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, dự kiến sẽ báo cáo Bộ Chính trị trước 15/11/2023.

Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Thị trường lao động trước làn sóng AI

Theo khảo sát từ trang web tuyển dụng TopCV, hơn 82,6% nhân viên Non-IT và 93,49% nhân viên IT Việt Nam hiện đã sử dụng AI trong công việc hàng ngày.

Video