Doanh thu Cảng Đồng Nai tăng 130% so với cùng kỳ

Vị trí địa - chiến lược với ưu thế là cửa ngõ giao thông đường bộ (trục Quốc lộ 1A tuyến Bắc – Nam) và đường thủy (hệ thống cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải) đã giúp Cảng Đồng Nai thuận tiện kết nối đến các cảng biển container quốc tế khu vực TP.HCM và cụm cảng nước sâu nhóm 5 Cái Mép - Thị Vải. Theo ghi nhận, hệ thống cảng biển này đang có bước chuyển mình mạnh mẽ.

CDN 1

Bà Nguyễn Thị Bạch Mai – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cảng Đồng Nai (PDN) cho biết, PDN đang quản lý, khai thác các cảng chính của địa phương có vị trí khá thuận lợi, gồm cảng Long Bình Tân, cảng Gò Dầu và đang đầu tư mở rộng cảng Gò Dầu B có dạng bến nhô.

Cụ thể, cảng Long Bình Tân có thể đón tàu trọng tải 5.000 DTW, vừa khai thác như một cảng biển vừa như một cảng cạn (ICD), là nơi trung chuyển hàng container từ các KCN ra các cảng nước ở Cái Mép - Vũng Tàu và các cảng nước sâu ở TP.HCM. Còn cảng Gò Dầu có thể đón tàu từ 10.000 - 15.000 DTW, mức đầu tư 200 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 9/2015.

Bốn năm gần đây, theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư, PDN đã thực sự “lột xác” và phát triển ngoạn mục, nhanh chóng chuyển hướng chiến lược khi chuyển đổi công năng cảng Long Bình Tân từ làm hàng tổng hợp sang làm hàng container; đồng thời khai thông tuyến đường kết nối cảng Long Bình Tân với trục Quốc lộ 1A tại nút giao cầu Đồng Nai.

Theo bà Bạch Mai, năm 2014, doanh thu PDN đạt hơn 270 tỷ đồng, tăng 130% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 50 tỷ, tăng 106%; tổng sản lượng quy đổi đạt hơn 5,7 triệu tấn, tăng 146%. Đây là mức tăng trưởng tốt trong thời điểm này. Theo tìm hiểu, Nghị quyết của Hội đồng quản trị PDN vừa ban hành ngày 22/1/2015 cũng quyết định tỷ lệ tạm ứng cổ tức lần 1/2014 là 10%/vốn điều lệ.

CDN 2

Trước đó, năm 2013, lần đầu tiên trong lịch sử của mình, PDN cán mốc doanh thu 205 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 47,2 tỷ đồng, chia cổ tức 20%.

Trong năm nay, theo bà Mai, PDN sẽ đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng thị trường, hiện đại hóa mô hình quản trị - kinh doanh; nâng cao kỹ năng quản trị logistics và quản trị chuỗi cung ứng trong các cấp quản lý; mở rộng mặt bằng khai thác cảng và phát huy hiệu quả cơ sở hạ tầng khi đưa cầu cảng mới vào khai thác; xây dựng và đào tạo đội ngũ làm việc hiệu quả, môi trường làm việc chuyên nghiệp, khẳng định phong cách văn hóa PDN; nỗ lực xây dựng PDN trở nên vững mạnh, giữ vai trò chủ đạo trên địa bàn Đồng Nai và có khả năng cạnh tranh lành mạnh ở thị trường cả nước.

Đặc biệt, chiến lược cạnh tranh trong năm mới của PDN là hướng đến dịch vụ logistics trọn gói. “Để phát triển thị trường dịch vụ logistics Việt Nam ngang tầm khu vực, doanh nghiệp chúng tôi rất cần sự hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước và các ban, ngành liên quan” – bà Mai chia sẻ.

Kế hoạch năm 2015, sản lượng xếp dỡ hàng hóa tại PDN dự kiến tăng 25% so với năm 2014, doanh thu dự kiến tăng 20%. PDN đang nỗ lực để hiện thực hóa cam kết về một dịch vụ cảng biển nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm và chuyên nghiệp.

Theo NĐT

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.