Doanh nhân Trịnh Tiến Dũng: Vận dụng tinh thần thép vào sân chơi hội nhập

“Để tung một cú swing đẹp trúng đích không hề đơn giản. Thế nhưng hành trình hoàn thiện kỹ thuật swing của bản thân mỗi golfer có sức cuốn hút lạ kỳ, khơi dậy tố chất đặc biệt khiến một người lãnh đạo sẽ thách thức mình để rồi tự nghiệm ra chân lý tương đồng giữa nghệ thuật chơi golf và kinh doanh” – Câu chuyện thú vị ấy đan xen với nhiều suy tư của kỳ vận hội mang tên “Hội nhập” đã được ông Trịnh Tiến Dũng - Tổng giám đốc Công ty CP Cơ khí Xây dựng thương mại Đại Dũng (DDC) tâm huyết chia sẻ cùng kinh nghiệm một người hơn 25 gắn bó với ngành.

[caption id="attachment_41209" align="aligncenter" width="700"]Ông Trịnh Tiến Dũng - Tổng giám đốc Công ty CP Cơ khí Xây dựng thương mại Đại Dũng (DDC) Ông Trịnh Tiến Dũng - Tổng giám đốc Công ty CP Cơ khí Xây dựng thương mại Đại Dũng (DDC)[/caption]

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, một trong những ngành sẽ phải chịu áp lực lớn khi các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có hiệu lực chính là ngành thép của Việt Nam. Nhiều năm trở lại đây, thực trạng cho thấy nguy cơ khó cạnh tranh, thậm chí lép vế với thép nhập khẩu càng gia tăng. Thế nhưng cùng với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, làn sóng đầu tư ồ ạt chảy vào Việt Nam của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp (DN) cơ khí lớn là thách thức nhưng cũng chính là cơ hội để doanh nghiệp và ngành cơ khí, thép Việt Nam vươn lên.

Cơ hội thị trường

Theo ông Dũng nhận định, so với các nước trong khối ASEAN, Việt Nam đang có nhiều lợi thế lớn như sở hữu nguồn nguyên nhiên liệu dồi dào, có nhiều điều kiện để phát triển ngành cơ khí chế tạo, hướng tới trở thành một trung tâm chế tạo mới với nhiều dự án thép đã và đang được triển khai đầu tư. Bên cạnh đó, ASEAN hiện đang là thị trường xuất khẩu chủ lực với đa dạng các sản phẩm “made in VietNam” được tiêu thụ tại nhiều quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Campuchia, Myanmar... trong đó Campuchia dẫn đầu với mức nhập khẩu đạt 750 ngàn tấn trong năm 2015.

Vì thế với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện tại thì chỉ trong vòng 1 thập niên tới ngành thép và cả cơ khí chế tạo sẽ có nhiều bước tiến đáng kể bắt kịp các cường quốc trong ngành. Để làm được điều ấy, bản thân Đại Dũng và các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần ý thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam có xuất phát điểm khá thấp như: quy mô nhỏ, vốn mỏng và thiếu năng lực trong việc giải quyết các tranh chấp phòng vệ thương mại lẫn thị trường trong nước hạn chế, đòi hỏi các DN cần nỗ lực mạnh mẽ nếu không muốn “thua trên sân nhà”. Đơn cử như trong phạm vi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), cơ hội xuất khẩu cho ngành thép cơ khí rất lớn khi được hưởng 100% hàng hóa tự do lưu chuyển. Cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài ngoài khả năng tiếp cận nguồn lực mới về vốn, nhân lực, công nghệ mạnh mẽ từ nước ngoài cũng sẽ tạo ra nhiều thuận lợi hơn cho ngành. Quan trọng trước mắt cũng như lâu dài, sức ép cạnh tranh buộc các DN Việt Nam phải tự cải tổ, nâng cao năng lực khả năng quản lý và sức cạnh tranh của sản phẩm để có thể tiếp tục phát triển.

Kinh nghiệm quốc tế

Thách thức lớn nhưng không phải là không có cơ hội cho ngành cơ khí, thép Việt Nam khi hội nhập nếu các DN biết nhận thức và đầu tư bài bản cho vấn đề này. Trước hết phải là tư duy nhận thức của người đứng đầu DN, để có thể xây dựng được một hệ thống ổn định, chuyên nghiệp. Tạo dựng doanh nghiệp từ hai bàn tay trắng vào năm 1995, ông Dũng hơn ai hết là người đã chắt chiu những thành công qua những bài học thương trường sau vô số va đập, chèn ép và áp lực trút xuống đơn vị kinh doanh có quy mô nhỏ như cơ sở Cơ khí Đại Dũng lúc bấy giờ. Những đè nén ấy có thể là lưỡi hái tử thần nhưng cũng có thể là lực đẩy mạnh mẽ nhất giúp bản thân ông và doanh nghiệp lột xác. Bằng tư duy và tầm nhìn nhạy bén của mình, ông không dấu tham vọng xây dựng một thương hiệu mạnh với những sản phẩm không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn hướng đến cả thị trường nước ngoài. Ông quan niệm muốn đánh một trận lớn, giành thắng lợi giòn giã thì tất yếu phải có sự đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng. Từ đó những kế hoạch cùng các đồng nghiệp đã lần lượt vạch rõ từ chất lượng nguồn nhân lực, chuyên nghiệp hóa hệ thống thiết bị công nghệ, ứng dụng sáng tạo cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm đến việc từng bước mở rộng quy mô sản xuất theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.

[caption id="attachment_41210" align="aligncenter" width="700"]Thi công công trình Foca tại Singapore Thi công công trình Foca tại Singapore[/caption]

Giải pháp đầu tư chất xám vào cải tiến công nghệ đã đưa thương hiệu Đại Dũng trở thành một trong những đơn vị đầu ngành chế tạo thành công sản phẩm kết cấu thép và khung nhà thép tiền chế có giá trị cao, phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu hơn 30 nước trên toàn thế giới như tại Châu Âu, Mỹ, Mexico, Trung Đông, Đức, Nhật Bản và thị trường quen thuộc ASEAN. Tiêu biểu nhất có thể kể đến gần đây là dự án nhà máy nhiệt điện Linkou & Talin tại Đài Loan gồm 4 tổ máy có công suất 3 triệu 200 KW, sử dụng kết cấu thép lên đến 20 nghìn tấn hay nhà máy nước giải khát Coca Cola tại Campuchia rộng khoảng 30 nghìn m2 đạt tổng giá trị nhà kết cấu thép lên đến 3 triệu đô la Mỹ. Đây chỉ là 2 trong vài chục công trình mà Đại Dũng đã xuất đi, góp phần đẩy doanh thu của doanh nghiệp đạt 83 triệu đô la Mỹ năm 2015; chiếm 40% tổng doanh thu. Dự kiến với những nền tảng khoa học công nghệ chất lượng cao như thế này sẽ tiếp tục đưa tổng doanh thu năm 2016 đạt trên 100 triệu đô la Mỹ.

Phấn đấu cho mục tiêu xa hơn, hiện Đại Dũng đang đầu tư nhà máy rộng khoảng 40 ha tại Long An để gia công chế tạo cơ khí từ kết cấu thép đơn giản đến phức tạp, kết hợp chặt chẽ với đối tác nước ngoài cho ra đời những sản phẩm cao cấp ứng dụng trong thiết kế và xây dựng công trình tầm cỡ. Tận dụng liên kết quốc tế để cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm dần việc đơn thuần gia công, bán sức mà không tạo dựng được giá trị gia tăng. Đại Dũng kỳ vọng sau khi nhà máy chính thức đi vào hoạt động năm 2020 sẽ sớm có sản phẩm trình làng với hàm lượng chất xám cao, giúp tiên phong nâng tầm thương hiệu trên thị trường thế giới.

Thách thức bản thân

Đại Dũng với hành trình hơn 2 thập niên trải nghiệm đầy đủ thăng trầm của nền kinh tế thị trường lẫn rào cản môi trường quốc tế không bao giờ sao nhãng trọng tâm đổi mới sáng tạo và xây dựng thương hiệu. Ghi nhận những thành quả ấy, bản thân cá nhân ông Trịnh Tiến Dũng lẫn công ty cũng đã vinh dự được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý như Doanh nhân tiêu biểu TP.HCM 2010-2014, Giải thưởng Sao Vàng đất Việt, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam từ năm 2009-2013, bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ vào tháng 01/2014 cho những thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tham gia các hoạt động từ thiện xã hội góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã Hội và bảo vệ Tổ quốc.

Ông Dũng nhấn mạnh: “Thiết lập cho cả một hệ thống đi vào chuẩn mực đòi hỏi sự kiên nhẫn lẫn nước cờ chính xác nếu không sẽ dễ dàng khiến cho công ty dính bẫy, trượt dài thậm chí tuột dốc nếu chỉ chăm chăm đến đích đến. Vì thế, người lãnh đạo cần phải có một tầm nhìn bao quát để có thể đi trước một bước, thoát khỏi khủng hoảng một cách ngoạn mục”. Đúng như tinh thần của môn thể thao mà ông Dũng đã rèn luyện nhiều năm nay, golf đòi hỏi người chơi phải có những tố chất đặc biệt như chiến thắng bản thân và ứng xử chuẩn mực, thách thức người chơi cả trong bản năng, trong ý chí của mỗi doanh nhân. Bởi mỗi lỗ golf là một “trải nghiệm địa hình thú vị” đòi hỏi trước tiên là sự trung thực giữa người chơi với trái banh golf nhưng sẽ tạo nên cảm giác vui sướng tột cùng khi chinh phục được chính bản thân mình với những thành tích không ngờ. Để từ đó thanh lọc năng lượng tiêu cực, trở lại với cuộc sống với tinh thần rộng mở, sảng khoái và phóng khoáng như đúng những gì doanh nhân Trịnh Tiến Dũng đang chuẩn bị cho mình và doanh nghiệp nhẹ nhàng vượt sóng an toàn trước dòng xoáy hội nhập, trở thành nhà thầu sản xuất (EBC) trong một số lĩnh vực cơ khí mũi nhọn, xa hơn là tạo ra động lực cần thiết để ngành cơ khí Việt Nam bắt kịp thế giới.

Ngân Nguyễn

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.