Doanh nghiệp Thái và “nước cờ” AEC tại Việt Nam

Khi khu vực Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chuẩn bị có hiệu lực vào năm 2016, các Cty Thái Lan đang là những nhà đầu tư tích cực nhất mở rộng đầu trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng những lợi thế mà cộng đồng kinh tế chung mang lại.

[caption id="attachment_6543" align="aligncenter" width="700"]Thái Lan tăng cường đầu tư vào Việt Nam Thái Lan tăng cường đầu tư vào Việt Nam[/caption]

Tiếp bước theo tập đoàn Amata, Hemaraj – một tập đoàn lớn khác về lĩnh vực bất động sản và khu công nghiệp tại Thái Lan – cũng đang tìm kiếm cơ hội xây dựng các khu công nghiệp tại Việt Nam, nhằm đón dòng đầu tư từ Thái Lan và cả từ các quốc gia khác. Đại diện của Hemaraj giữa tháng này đã có cuộc tiếp xúc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm tìm kiếm một vị trí thuận lợi để đầu tư. Lý do mà Hemaraj chọn Bà Rịa – Vũng Tàu là do nơi đây có hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam. Hơn nữa, đây cũng là địa điểm đã và đang thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài, với hạt nhân là dự án hóa dầu do PetroVietnam, tập đoàn SCG (Thái Lan) và Qatar International Petroleum đầu tư.

Hemaraj hiện đang sở hữu 8 khu công nghiệp tại Thái Lan, có tổng diện tích hơn 7.000 ha và thu hút hơn 600 nhà đầu tư thứ cấp. Tổng số vốn đầu tư của các Cty khách hàng đầu tư vào 8 khu công nghiệp nói trên lên tới 26 tỷ USD. Nếu như tập đoàn này xây dựng khu công nghiệp tại Bà Rịa – Vũng Tàu, đây sẽ là dự án đầu tiên của tập đoàn này tại Việt Nam.

Dù kế hoạch đầu tư chi tiết vẫn chưa được Hemaraj tiết lộ, nhưng việc tìm kiếm địa điểm đầu tư của Hemaraj cho thấy tập đoàn này cũng đang nóng lòng trước làn sóng đầu tư từ Thái Lan vào Việt Nam. Trước đó, tháng 7 vừa qua, tập đoàn Amata đã nhận giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Khu công nghệ cao Long Thành có tổng vốn 282 triệu USD. Đây là dự án khu công nghiệp thứ hai của Amata tại Đồng Nai. Hiện tại, Amata cũng đang chuẩn bị cho dự án thứ 3 tại Việt Nam. Dự án này sẽ được xây dựng tại Quảng Ninh, với tổng vốn lên tới 2 tỷ USD, gồm khu công nghiệp, khu đô thị và khu nghiên cứu khoa học.

Trong một cuộc họp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bà Somhatai Panichewa, Chủ tịch của Cty Amata Việt Nam, cho rằng Việt Nam đang có một sức hút lớn với các Cty Thái Lan, đặc biệt khi AEC có hiệu lực từ năm 2016. Khi AEC được thành lập, sự dịch chuyển lao động cũng như hàng hóa trong khu vực ASEAN sẽ được tự do.

Ông Duangdej Yuaikwarmdee, Phó giám đốc Cty Reed Tradex – Cty chuyên tổ chức triển lãm công nghiệp tại Thái Lan – cho rằng AEC sẽ tạo ra sự dịch chuyển đầu tư trong khu vực do các Cty sẽ chọn địa điểm sản xuất có chi phí thấp hơn. Xét về mặt này, Việt Nam đang có chi phí lao động thấp hơn Thái Lan khá nhiều, đó là chưa nói đến mức lương ở Thái Lan cũng đang tăng nhanh.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy các Cty Thái Lan đã đầu tư 20 dự án mới và tăng vốn ở 6 dự án tại Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay. Tính đến cuối tháng 8, đã có 399 dự án được các Cty Thái Lan đầu tư vào Việt Nam.

Quy mô thị trường cũng là điểm mà các Cty Thái bị hấp dẫn ở Việt Nam, do số dân ở Việt Nam đã đạt gần 100 triệu dân, còn thị trường Thái Lan bé hơn với hơn 60 triệu dân. Chính vì lẽ đó, các Cty trong lĩnh vực bán lẻ và sản xuất hàng tiêu dùng của Thái Lan đang hướng mạnh vào Việt Nam.

Tập đoàn Berli Jucker (BJC) đã từng có kế hoạch bỏ ra khoảng 800 triệu USD để mua lại hệ thống bán lẻ Metro Cash & Carry Việt Nam. Dù kế hoạch này đã bị đa số cổ đông phủ quyết, nhưng ông tỉ phú Charoen Sirivadhanabhakdi có cổ phần tại BJC vẫn quyết tâm mua lại Metro Cash & Carry Việt Nam bằng cách sử dụng Cty TCC Holdings, nơi ông làm chủ. Lý do được ông Charoen Sirivadhanabhakdi giải thích là nắm được một hệ thống bán lẻ ở Việt Nam thì việc đưa hàng Thái Lan vào thị trường này sẽ dễ dàng hơn.

Trước thương vụ thâu tóm Metro Việt Nam, Tập đoàn BJC đã nhảy vào mua lại cổ phần của đối tác Nhật trong liên doanh Family Mart tại Việt Nam và sau đó đổi tên thành Bmart.

Tương tự, tập đoàn Central Group cũng đang âm thầm thâm nhập thị trường Việt Nam qua các thương vụ M&A. Tập đoàn này đã mua lại 49% cổ phần tại hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim và có tin đồn sẽ mua tiếp cổ phần của hệ thống PICO. Qua đó có thể thấy các Cty Thái Lan tận dụng triệt để cơ hội, đón đầu AEC và thâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam.

Theo DĐDN

Tags:

Người trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp 'xanh'

Bắt đầu từ những sản phẩm thân thiện với môi trường, gần gũi thiên nhiên, hiện nay nhiều người trẻ khởi nghiệp thành công với mô hình kinh doanh xanh. Họ đã và đang truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ lên ý tưởng “startup” mang lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.