Doanh nghiệp ngành nhựa đối mặt với sức ép cạnh tranh trên sân nhà

Dù tiềm năng tăng trưởng của của thị trường vẫn còn rất lớn, doanh nghiệp ngành nhựa vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức như công nghệ lạc hậu, rủi ro về biến động giá cả nguyên liệu, bài toán chi phí vốn đầu tư…

Tại hội thảo "Ngành Nhựa xây dựng Việt Nam - Câu chuyện cạnh tranh trên sân nhà" ngày 2/11, các chuyên gia cho biết, ngành nhựa Việt Nam vẫn còn dư địa tăng trưởng rất lớn, thế nhưng không khỏi lo ngại trước sức ép cạnh tranh lớn và rủi ro nguồn cung ứng nguyên liệu.

Dư địa tăng trưởng còn lớn

Ông Phạm Văn Bắc – Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng đánh giá rằng các loại vật liệu bằng nhựa xây dựng đang dần thay thế cho các vật liệu khác.

Cụ thể, các sản phẩm ống nhựa làm ống cấp, thoát nước từng bước thay thế ống kim loại. Thanh uPVC Profile hiện đã có thể sản xuất tại Việt Nam, dùng làm khung cửa thay thế gỗ tự nhiên. Ngoài ra, tấm nhôm composite, tấm nhựa MICA (PS), tấm PP, tấm FOMEX.. ngày càng được sử dụng nhiều, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, ông Bắc cho biết.

Doanh nghiệp nhựa xây dựng được phân làm 2 ngạch chính đó là doanh nghiệp sản xuất ống nhựa và doanh nghiệp sản xuất thanh profile. Ông Bắc cho biết, sản phẩm ống nhựa sản xuất tại Việt Nam chiếm 95-98% thị trường, phần lớn vẫn thuộc về 2 doanh nghiệp Nhựa Tiền Phong và Bình Minh. Sản phẩm ống nhựa đã thay thế 50-60% các sản phẩm ống cấp nước bằng kẽm, và vật liệu khác tại Việt Nam.

Trong khi đó, doanh nghiệp sản xuất thanh profile Việt Nam còn rất ít, có khoảng gần chục công ty sản xuất thanh profile,chủ yếu tập trung tại miền Bắc ( ở miền Nam chỉ có 1 công ty) với tổng công suất khoảng 20.000- 25.000 tấn/năm. Với sản lượng tiêu thụ của cả nước ước đạt 50.000- 60.000 tấn/năm thì các doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 60% thị phần, còn lại 40% phải nhập khẩu. Trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc chiểm 90%, còn lại là nhập khẩu từ Malaysia và các nước Châu Âu là 10%.

Hiện tại, ông Bắc cho rằng, sản phẩm nhựa vẫn còn dư địa tăng trưởng lớn do sản lượng tiêu thụ của Việt Nam vẫn còn rất thấp so với mức bình quân trên thế giới. Xu thế phát triển sản phẩm từ vật liệu xanh thân thiện môi trường, giảm các vật liệu đi từ tự nhiên thì xu thế phát triển cửa nhựa là xu thế phát triển của Việt Nam và thế giới.

[caption id="attachment_39558" align="aligncenter" width="700"]Ông Phạm Văn Bắc - Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng – Bộ xây dựng Ông Phạm Văn Bắc - Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng – Bộ xây dựng[/caption]

"Ở Việt Nam trước đây, nguyên liệu nhựa để làm thanh này 100% là nhập khẩu. Nhưng hiện nay, các nhà máy hóa dầu đang phát triển, thì nguồn cung nguyên liệu đang dần được tăng lên là nguồn hỗ trợ rất lớn để phát triển ngành cửa nhựa Việt Nam", Ông Bắc dự báo.

Đồng quan điểm với ông Bắc, Ông Đặng Trần Hải Đăng, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu VietinBankSc cũng cho rằng ngành nhựa vẫn đang có triển vọng tăng trưởng lớn. "Thứ nhất, theo quy hoạch phát triển ngành nhựa, cơ cấu ngành nhựa sẽ chuyển dịch cơ cấu, giảm nhựa gia dụng và bao bì, gia tăng thị phần nhựa xây dựng từ 18% (2015) lên 25% (2020) và đến 27% (2025).

Thứ hai, thị trường bất động sản tăng trưởng, nhu cầu xây dựng nhà ở và hạ tầng tăng lên là điều kiện thuận lợi cho ngành nhựa xây dựng phát triển. Từ 2016-2020, nhu cầu cửa/cửa sổ ước sẽ tăng trung bình mỗi năm 42,8 triệu m2. Với thị phần hiện tại của hệ thống cửa nhựa đạt 35%, dự kiến nhu cầu cửa nhựa mỗi năm sẽ tăng trung bình 14,9 triệu m2.

Thứ ba, gia tăng thị phần với sản phẩm thay thế, sản phẩm ngoại nhập. Sản phẩm cửa nhựa với ưu điểm độ bền cao, chi phí thấp, dễ vẫn chuyển đang dần được ưu chuộng đối với thị trường bất động sản tầm trung và đang có xu hướng tăng lên so với các sản phẩm thay thế", ông Đăng nhận định.

Đối mặt với áp lực cạnh tranh

Ngoài câu chuyện về tiềm năng của thị trường, ngành nhựa hiện nay vẫn đang đối mặt với nhiều sức ép như cạnh tranh lớn, rủi ro về biến động giá cả nguyên liệu, bài toán chi phí vốn đầu tư…

Ông Đặng Trần Hải Đăng cho biết, từ đầu năm 2016 đến nay, các thương vụ M&A diễn ra khá sôi động trong ngành nhựa tại Việt Nam. Với chiến lược thâm nhập thị trường và thâu tóm bài bản, các doanh nghiệp ngoại đang từng bước chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam, dẫn đến sản phẩm nhựa của doanh nghiệp sản xuất trong nước đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt.

Vấn đề nổi trội là việc doanh nghiệp Việt đang phải cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập (đặc biệt là từ các doanh nghiệp Trung Quốc) trên sân nhà. Hàng nhập khẩu Trung Quốc với mẫu mã phong phú, đa dạng nên đang chiếm thị phần lớn trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là thị trường thanh profile (hàng nhập khẩu chiếm đến 60%). Trước sức ép cạnh tranh quá lớn, doanh nghiệp nhựa xây dựng Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư đưa để vượt qua những đối thủ lớn trong khu vực”, ông Đăng nhận xét.

Đối với sự cạnh tranh từ các sản phẩm từ Trung Quốc, ông Nguyễn Bá Hùng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Nhựa Đông Á (DAG) cho biết, thực tế là hiện nay công nghệ đang sử dụng của nhiều doanh nghiệp trong ngành chủ yếu từ Trung Quốc, điều này khiến cho sản phẩm làm ra giảm sức cạnh tranh.

“DAG đang dần thay đổi chuyển sang sử dụng công nghệ từ châu Âu. Ngoài ra, sắp tới chúng tôi sẽ đầu tư 1 triệu USD để lập phòng nghiên cứu sản phẩm mới.

Hiện tại, sản phẩm của DAG có thể đứng đầu ngành tại Việt Nam, chất lượng của DAG không thua kém hàng của Trung Quốc”, ông Hùng cho biết thêm.

Về việc hạn chế biến động giá cả nguyên liệu đầu vào, Ôông Hùng cho biết, công ty sử dụng chính sách duy trì hàng trong kho đủ để sản xuất trong vòng 3-4 tháng, ngoài ra DAG có một phòng chuyên nhập khẩu và dự báo sự tăng giảm nguyên liệu để có phương án xác định mức độ tồn kho cần thiết.

"Để tăng sức cạnh tranh và gia tăng thị phần, DAG đang chuẩn bị đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới, giai đoạn 1 là 230 tỷ đồng và giai đoạn 2 là 150 tỷ đồng, theo đó, công suất kỹ thuật sẽ tăng từ 12.000 tấn/năm 2013 lên đến 36.000 tấn/năm năm 2016 và 54.000 tấn/năm năm 2017", ông Trần Việt Thắng – Phó Tổng Giám đốc DAG nói.

Theo NDH

Tags:

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video