Doanh nghiệp là trung tâm
Để hội nhập thành công, bên cạnh “bệ đỡ” từ chính sách, vai trò tự thân của doanh nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Nghị quyết số 09 đã được khẳng định vai trò quan trọng của DN, doanh nhân trong thời kỳ đổi mới. Điều này đã một chỗ dựa quan trọng về tinh thần và định hướng để cộng đồng DN, doanh nhân trụ vững trong thời điểm khó khăn để phát triển.
Chính sách là “bệ đỡ” cho DN
Việc thay đổi nhận thức về vai trò và vị thế của doanh nhân trong tư tưởng của các nhà lãnh đạo cũng như toàn xã hội là nguồn động lực to lớn đối với đội ngũ doanh nhân.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng từng phát biểu: “Chính phủ phải giúp DN tiên lượng được những chính sách phát triển của đất nước, phương hướng điều hành của Chính phủ để các doanh nhân có định hướng chiến lược kinh doanh lâu dài, có tầm nhìn chiến lược, có đủ năng lực và sự hỗ trợ để kháng cự với cạnh tranh khốc liệt từ thị trường toàn cầu hiện nay”.
Hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian vừa qua càng ngày càng được hình thành rõ nét. Bên cạnh quan điểm của các nhà lãnh đạo, cộng đồng DN chứng kiến hàng loạt những thay đổi rõ nét từ các cơ chế chính sách, thủ tục hành chính cụ thể như luật DN, luật đầu tư sửa đổi và có hiệu lực từ 1/7/2015 đã cải thiện những rào cản, vướng mắc cho DN trong thời gian dài; thủ tục về thuế, hải quan cũng được cải tổ rõ nét. DN được coi là một vệ tinh để phục vụ. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, chính sách đã thực sự trở thành “bệ đỡ” cho DN. DN nào biết cách tận dụng những lợi thế do chính sách mang lại, có đề án kinh doanh, phương thức quản trị DN, rủi ro, nhân lực đều có tốc độ phát triển tốt.
Áp lực cạnh tranh
Tuy nhiên, để phát triển phụ thuộc phần lớn vào bản thân mỗi doanh nghiệp. Tham gia hội nhập sâu rộng, các DN trong nước sẽ chịu áp lực cạnh tranh trực tiếp. Nếu không có chiến lược tốt, không đầu tư dài hạn cho con người, cho công nghệ thì chúng ta sẽ thất bại. Ngược lại chúng ta sẽ có một thị trường rộng. Phải nói thị trường ASEAN hiện nay có tới 620 triệu dân, đây thật sự là một thị trường rộng lớn, các DN cần có một chiến lược để tiếp cận thị trường này.
Trong thời kỳ phát triển sắp tới, đổi mới quản trị DN và tích lũy vốn là hai vấn đề then chốt. Quản trị nguồn lực, tài chính, rủi ro, môi trường những điều này chưa được các DN Việt Nam chú trọng một cách đúng mức. Đây là điểm yếu của DN Việt khi phát triển mô hình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh công tác quản trị, vấn đề tiếp cận vốn và sử dụng vốn cũng là một trong những bài toán sống còn của DN. Việc tiếp cận vốn đã thông thoáng hơn nhưng vấn đề sử dụng hiệu quả và bảo toàn vốn mới quan trọng. Nhiều DN đang trên đà phát triển, tiếp cận được nhiều cơ hội nên đã nhanh chóng phát triển đa ngành, đa nghề và rơi vào tình trạng mất khả năng quản trị và kiểm soát được dòng tiền. Với kinh nghiêm từ DN mình, tôi thấy nên đầu tư mũi nhọn vào những lĩnh vực bổ trợ thì mới có thể phát triển bền vững.
Năm 2016, Eurowindow phấn đấu tiếp tục duy trì vị thế đứng đầu của ngành cửa ở trong nước, tạo tiền đề phát triển thị trường và trở thành một thương hiệu tên tuổi trong khu vực. Để cạnh tranh với các tập đoàn lớn khác trong khu vực chúng ta phải đưa ra các chiến lược tiếp cận phát triển thị trường, xây dựng được quy chuẩn chất lượng sản phẩm, nhanh chóng đổi mới công nghệ, đầu tư vào đào tạo con người, quản trị,….
Kế hoạch Eurowindow đặt ra cho năm 2016 là doanh thu đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; Tiếp tục cơ cấu lại công tác quản trị để cạnh tranh thị trường làm bàn đạp cho hội nhập.
Nguyễn Cảnh Hồng Tổng Giám đốc Công ty CP Eurowindow