Dịch Covid-19 tạo thế "bình thường mới": Hơn một nửa doanh nghiệp đang tìm kiếm nguồn cung ứng thay thế cho chuỗi cung ứng hiện tại

Về kinh doanh, 85% lãnh đạo tham gia khảo sát dự kiến sụt giảm về lợi nhuận/doanh thu trong năm nay do tác động của dịch Covid-19, (tăng 5% so với hai tuần trước); 65% CFO dự định tái tổ chức nơi làm việc để đảm bảo khoảng cách an toàn (tăng 10%); 51% đang có kế hoạch phát triển, tìm kiếm nguồn cung ứng thay thế cho chuỗi cung ứng hiện tại.

Dịch Covid-19 tạo thế "bình thường mới": Hơn một nửa doanh nghiệp đang tìm kiếm nguồn cung ứng thay thế cho chuỗi cung ứng hiện tại

Sự bùng phát của dịch COVID-19 đang thay đổi vận hành của doanh nghiệp theo cách mà trước đây không ai nghĩ là có thể. Báo cáo thứ 4 từ "Khảo sát lãnh đạo tài chính toàn cầu về COVID-19" của PwC cho thấy các lãnh đạo doanh nghiệp – trong đó có các lãnh đạo tài chính tham gia khảo sát – sẽ phải đối mặt với một loạt các quyết định quan trọng có tác động sâu rộng: về sức khỏe của nhân viên, khách hàng và các bên liên quan; về tài chính tương lai của doanh nghiệp; và rộng hơn là tác động tới xã hội.

Nổi bật từ khảo sát, có thể thấy sự lạc quan của các CFO khi nhiều nơi trên thế giới các doanh nghiệp đang bắt đầu đưa nhân viên quay lại nơi làm việc hoặc có kế hoạch mở cửa trở lại. 70% lãnh đạo được khảo sát cho biết "rất tự tin" rằng doanh nghiệp họ có thể thiết lập môi trường làm việc đảm bảo an toàn cho nhân viên. Đương nhiên, sự tự tin này sẽ được thử thách khi các doanh nghiệp cần tự hoạch định chiến lược thích hợp để trở lại hoạt động. Chưa thể nói trước hiệu quả của những chiến lược này, cũng như những thay đổi cần có để đáp ứng những khó khăn gặp phải trên thực tế.

Kết quả khảo sát lần này cũng cho thấy nhu cầu cắt giảm chi tiêu và chi phí sản xuất của các doanh nghiệp có xu hướng giảm dần. 81% cho biết họ ưu tiên phương án áp dụng quy trình kiểm soát vốn để ứng phó với khủng hoảng. Con số này giảm nhẹ từ 82% so với hai tuần trước. "Khi ngày càng nhiều doanh nghiệp mở cửa trở lại, các Giám đốc tài chính đang phải đối mặt, chấp nhận thích ứng với thực tế kinh doanh và kỳ vọng mới," bà Amity Millhiser, Giám đốc Phụ trách Khách hàng của PwC, cho biết. "Chúng tôi ghi nhận nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đang dần hạn chế những biện pháp cứng rắn khi họ bắt đầu tìm ra phương pháp vận hành phù hợp cho doanh nghiệp trong môi trường mới, một môi trường cần cân nhắc những rủi ro tiềm ẩn khi hoạt động trong giai đoạn khủng hoảng."

Hướng tới những yếu tố cần thiết để vươn lên thành công hậu khủng hoảng, số nhiều các CFO cho rằng linh hoạt làm việc (72%), sự bền bỉ và nhanh nhạy (65%) và đầu tư công nghệ (52%) được thúc đẩy phát triển nhờ cuộc khủng hoảng và sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi chỉ 16% các CFOs đang cân nhắc trì hoãn hoặc hủy các kế hoạch đầu tư vào chuyển đổi số.

Về kinh doanh, 85% lãnh đạo tham gia khảo sát dự kiến sụt giảm về lợi nhuận/doanh thu trong năm nay do tác động của dịch Covid-19, (tăng 5% so với hai tuần trước); 65% CFO dự định tái tổ chức nơi làm việc để đảm bảo khoảng cách an toàn (tăng 10%); 51% đang có kế hoạch phát triển, tìm kiếm nguồn cung ứng thay thế cho chuỗi cung ứng hiện tại.

Dịch Covid-19 tạo thế bình thường mới: Hơn một nửa doanh nghiệp đang tìm kiếm nguồn cung ứng thay thế cho chuỗi cung ứng hiện tại - Ảnh 1.
Theo Tổ Quốc

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video