Địa ốc Cao su (RCD) gây bất ngờ khi tạm ứng cổ tức 50% bằng tiền mặt

Ngày 30/11 tới đây, CTCP Xây dựng – Địa ốc Cao su (RCD – sàn UPCoM) sẽ chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức năm 2017 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 50%, tức 1 cổ phiếu sẽ được nhận 5.000 đồng.

Đây là mức chia cổ tức khủng trong những năm gần đây. Cụ thể, trong năm 2016 trả cổ tức 10% bằng tiền mặt, năm 2015 và 2014 lần lượt chi trả cổ tức 9% và 7,5% bằng tiền mặt.

Như vậy, với khối lượng chứng khoán hiện đang lưu hành hơn 5,3 triệu cổ phiếu, RCD dự kiến sẽ phải chi hơn 26,5 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2017. Thời gian thanh toán dự kiến từ ngày 15/1/2018.

Được thành lập từ năm 2004 với vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng, đến năm 2010, RCD đã tăng vốn lên hơn 53 tỷ đồng và chính thức đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 6/2/2015. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là nhận thầu thi công xây lắp, đầu tư tài chính.

Năm 2016 là năm kinh doanh thành công nhất của RCD trong 5 năm qua với mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận vượt trội.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2016, doanh thu RCD đạt 898,47 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần so với năm trước đó và đã hoàn thành 206% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế đạt 109,87 tỷ đồng, gấp tới hơn 15,4 lần so với năm trước và vượt tới 797% kế hoạch năm.

Năm nay, Công ty đặt kế hoạch doanh thu 150,69 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 13,63 tỷ đồng và tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt dự kiến 15%.

Thông tin trả cổ tức cao đã giúp cổ phiếu RCD bật tăng mạnh sau 8 phiên liên tiếp giảm hoặc đứng giá tham chiếu. Sau 2 giờ giao dịch trong phiên sáng 15/11, RCD đã tăng 14,6% lên sát giá trần 40.000 đồng/CP với khối lượng giao dịch đạt 2.500 đơn vị.
N.T
Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video