ĐHCĐ VIB: Sẽ lên sàn vào năm 2018, duy trì cổ tức và cổ phiếu thưởng 15-25%/năm

Hôm nay 28/4, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2016.

DHCD VIB

Theo báo cáo của lãnh đạo ngân hàng, năm 2015 VIB đạt 655 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tín dụng tăng trưởng 25%, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,07%. Ngân hàng đạt tổng tài sản hơn 84.000 tỷ đồng.

Năm 2015, VIB được Moody’s đánh giá là có tính thanh khoản cao, với tỷ lệ các tài sản tiền mặt và trái phiếu chính phủ lên đến 30% tổng tài sản.

Đại hội trình cổ đông kế hoạch chi cổ tức và cổ phiếu thưởng năm 2015 ở mức 25%, trong đó 8,5% bằng tiền mặt và 16,5% bằng cổ phiếu thưởng. Con số này cao hơn so với tỷ lệ 24% của năm 2014. Hiện VIB có vốn điều lệ 4.845 tỷ đồng.

Đại hội cũng sẽ bầu ra Hội đồng quản trị và ban kiểm soát nhiệm kỳ mới 2016 – 2020. Đồng thời, định hướng phát triển cho giai đoạn tới cũng được đưa ra xin ý kiến cổ đông, trong đó đáng chú ý là kế hoạch đưa cổ phiếu VIB lên niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán vào năm 2018 để đáp ứng các nhu cầu về vốn, tính thanh khoản và hấp dẫn của cổ phiếu và quy chuẩn công tác quan hệ cổ đông.

Về kế hoạch kinh doanh, đại hội đề ra mục tiêu tăng trưởng hàng năm ở mức 20%-30% đối với các chỉ tiêu dư nợ, huy động vốn và tăng trưởng khách hàng. Riêng chỉ tiêu lợi nhuận sẽ đạt mức tăng 20%-30% từ năm 2017. Tỷ lệ nợ xấu sẽ thường xuyên duy trì ở mức dưới 3%. Duy trì thu nhập hấp dẫn cho cổ đông với tổng mức chi trả cổ tức tiền mặt và cổ phiếu thưởng hàng năm ở mức 15%-25%.

Riêng năm 2016, ĐH trình cổ đông phê duyệt chỉ số lợi nhuận trước thuế là 675 tỷ đồng, dư nợ trưởng 25%, huy động vốn tăng 23% và nợ xấu duy trì dưới 3%. Ngân hàng dự định tăng vốn điều lệ từ 4.850 tỷ đồng lên 5.644 tỷ đồng thông qua việc chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 16,5%.

Gần cuối buổi sáng, đại hội bước vào phần thảo luận. Một cổ đông quan tâm việc bao giờ cổ phiếu VIB sẽ lên sàn chứng khoán, ông Đặng Khắc Vỹ, chủ tịch HĐQT cho biết, theo quy định của NHNN thì VIB sẽ lên sàn UPCoM trong thời gian tới, khi đó cổ phiếu VIB sẽ được giao dịch rộng rãi và thuận tiện hơn, thông tin minh bạch hơn. Dự kiến 2018 ngân hàng sẽ niêm yết cổ phiếu trên sàn.

Một cổ đông khác hỏi về việc sáp nhập trong bối cảnh nhiều ngân hàng khỏe đang "phải ôm" ngân hàng yếu kém. Theo lo lắng của cổ đông này,g VIB có phải hỗ trợ cho ngân hàng nào không và rằng nếu có chỉ đạo thì ngân hàng theo ý kiến cổ đông hay chỉ đạo của NHNN, đại diện VIB cho biết không có áp lực nào với ngân hàng, và nếu có cơ hội để nhận sáp nhập thì vẫn sẵn sàng chào đón nhưng với điều kiện duy nhất là số liệu, thông tin về ngân hàng tham gia cùng phải tuyệt đối minh bạch.

(Tiếp tục cập nhật...)

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video