ĐHCĐ Masan Resources: Cổ đông bức xúc vì biên lợi nhuận thấp, ông Quang nói "Hãy bình tĩnh"

07:52 - Dự kiến không chia cổ tức năm 2016, LNST 2017 tăng tối thiếu 36%

Sáng ngày 17/4/2017, CTCP Tài nguyên Masan (Masan Resources, mã chứng khoán: MSR) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2017.

Tại đại hội lần này, HĐQT của MSR trình một số vấn đề cơ bản như:

- Báo cáo của Hội đồng Quản trị về công tác quản lý và hoạt động kinh doanh năm 2016 của Công Ty;

- Báo cáo của Ban Kiểm soát về tình hình hoạt động của Công Ty trong năm 2016;

- Báo cáo tài chính năm 2016 của Công Ty được kiểm toán bởi Công ty TNHH KPMG;

- Thông qua kế hoạch phân chia lợi nhuận của Công Ty năm 2016 theo tờ trình của Hội đồng Quản trị;

- Dự báo lợi nhuận của Công Ty trong năm 2017 theo tờ trình của Hội đồng Quản trị và Phê chuẩn việc ông Jonathan David Fiorello từ nhiệm vị trí thành viên Hội đồng Quản trị,

- Phê chuẩn việc Hội đồng Quản trị của Công Ty trong giai đoạn còn lại của nhiệm kỳ 2016 – 2021 gồm 05 (năm) thành viên.

Năm 2016, MSR đạt kỷ lục về sản lượng đối với tất cả các mặt hàng. Trên cơ sở quy đổi tương đương Vonfram, sản lượng vonfram đã tăng hơn 26% so với năm trước.

Masan Resources đạt 4.048 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 52% so với năm 2015. Tuy nhiên, chi giá giá vốn cũng như chi phí tài chính tăng vọt (do lãi chênh lệch tỷ giá giảm so với cùng kỳ trong khi lãy tay tăng mạnh) khiến cho Masan Resources chỉ lãi sau thuế 1.153 tỷ đồng – bằng 52% kế hoạch đặt ra dù đã tăng trưởng 37% so với năm 2015. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ đạt gần 110 tỷ đồng.

Theo tờ trình của HĐQT, năm 2016, MSR dự kiến không chia cổ tức.

Về kế hoạch năm 2017, HĐQT nhận định, giá cả hàng hóa năm 2017 sẽ tốt hơn nhưng vẫn còn những rủi ro bất lợi đáng lưu tâm, đó là lý do công ty tiếp tục giữ lại lợi nhuận chưa phân phối trong năm nay để dự trù vốn cho các sự kiện khó lường trước và đầu tư vào các chương trình sáng kiến nâng cao sản lượng, cụ thể là đối với vonfram và flourit với mục tiêu nâng cao tỷ lệ thu hồi lên vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp.

Về dài hạn, MSR đặt mục tiêu không chỉ là công ty khai khoáng thuần túy mà trở thành người dẫn dắt thay đổi công nghệ và sáng tạo toàn cầu về các hóa chất vonfram và các sản phẩ chế biến sâu.

Theo đó, MSR đặt kế hoạch doanh thu năm 2017 tối thiểu là 5.380 tỷ đồng, tối đa 5.600 tỷ đồng (tăng 33% - 38% so với năm 2016) và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ từ 150 – 290 tỷ đồng (Tăng 36% - 164% so với năm 2016).

Các khoản đầu tư lớn theo kế hoạch vào các tài sản cố định trong năm 2017 được dự kiến vào khoảng 800 – 1.000 tỷ đồng, không bao gồm các giao dịch mua bán và sáp nhập tiềm năng.

05:38 - Những thông tin mới nhất về việc thanh tra DA Núi Pháo

Theo lãnh đạo của Masan Resources, Bộ TNMT ra quyết định thanh tra ngày 23/9/2016 về việc thanh tra pháp luật môi trường về khoáng sản môi trường, đất đai và tài nguyên nước, đó không phải là thanh tra toàn diện nhưng cũng rất rộng, gần như phủ hết lĩnh vực của DA Núi Pháo. Việc thanh tra được tiến hành dựa trên đề nghị của Tỉnh Thái Nguyên và người dân xóm 3, xóm 4.

Đoàn thanh tra được thành lập bao gồm 31 thành viên của các Bộ: Bộ Môi trường, Bộ công thương, Công Nghệ, Bộ Công an, Sở TNMT của Thái Nguyên, các chuyên gia, cơ quan không thuộc BỘ TNMT.

Ngay sau khi công bố quyết định thanh tra, đoàn đã liên tục làm việc tại các khu vực của DA và các cơ quan chính quyền của tỉnh, huyện. Đoàn đã lấy trên 100 mẫu từ chất thải rắn, lỏng, khí tại các địa điểm khác nhau, thời gian khác nhau để phân tích.

Hiện nay công ty vẫn đang chờ thông báo kết quả từ Bộ TNMT.

Về phía MSR, công ty tự nhận đã tuân thủ mọi quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình từ xây dựng đến khai thác, vận hành dự án, tuân thủ quy định của Việt Nam về bảo vệ môi trường và áp dụng quy chuẩn quốc tế như IFC.

Báo cáo bảo vệ môi trường đều được lập thực hiện đúng quy định và gửi đúng thời gian đến các cơ quan chức năng. Tới đây MSR sẽ lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để gửi kết quả quan sát chủ động đến Sở TNMT Thái Nguyên.

MSR cũng đã có kế hoạch bồi thường, hỗ trợ tái định cư, cộng đồng, cải thiện sin kế, các vấn đề an toàn cho dự án và cộng đồng.

Trong Báo cáo thường niên và báo cáo phát triển bền vững của MSR có đầy đủ các thông tin chi tiết về bảo vệ môi trường, an toàn xã hội.

"Việc thanh tra này đáng lẽ phải thực hiện sớm hơn và là dịp để công ty làm tốt hơn và khắc phục những tồn tại (nếu có) vì không có ai tránh được những tồn tại cần khắc phục". - Lãnh đạo của MSR nói.

05:08 - Ông Nguyễn Đăng Quang: "Thuyền đi qua biển phải trải qua sóng gió. Hãy bình tĩnh và chia sẻ với nhau"

Trong phần thảo luận, một số cổ đông khá bức xúc trước kế hoạch lợi nhuận của công ty.

"Đó là một kho báu quốc gia khổng lồ, vậy biên lợi nhuận ở đâu? Tại sao giá vonfram tăng 10% mà biên lợi nhuận của MSR chỉ đặt kế hoạch có 2,8% - bằng năm ngoái? Chúng tôi đã đầu tư toàn bộ gia sản vào đây, tin tưởng vào ông Quang, tại sao lại có con số vô lý như vậy?"

Trước câu hỏi của cổ đông, ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch HĐQT của Masan Group có mặt tại đây đã trả lời:

"Bình thường chúng ta luôn hạnh phúc vì có tình yêu. Ở đây cổ đông đã thể hiện tình yêu 1 cách vô cùng áp lực. Hãy Calm down. Ban điều hành thực sự muốn chia sẻ niềm tin, ước mơ và giá trị của công ty.

Cổ đông là người cùng cam kết bước trên một con thuyền. Con Thuyền thành công là khi trở về với lúa chất đầy thuyền (với nhà nông) hay là vàng đầy trong túi (với nhà buôn). Nhưng thuyền đi qua biển thì phải trải qua nhiều sóng gió. Sẽ có lúc mình có cảm giác không thể chia sẻ hoàn toàn với nhau, nhưng hãy bình tĩnh và chia sẻ với nhau.

Là nhà đầu tư, chúng ta không mua giá trị của ngày hôm qua, ngày hôm nay mà là đặt niềm tin vào tương lai.

Tại Masan Resources – chúng ta đang ở những bước đầu tiên để trở thành một Global Player trong cuộc chơi toàn cầu. Chúng ta cũng có 1 đội tuyển, đội tuyển Việt Nam nhưng các cầu thủ là giỏi nhất trong lĩnh vực của mình với rất nhiều đam mê. Hãy cũng nhau lắng nghe, dàn cảm xúc của mình xuống một chút và cùng nhau đi hết phần này.

Nếu cổ đông cảm giác vẫn cần một giọng hát cuối, tôi xin chia sẻ như vậy".

Bổ sung vào câu trả lời, lãnh đạo của MSR cho biết, năm 2016, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận sau thuế lại không thể hiện là bởi vì năm 2015 có doanh thu tài chính cao hơn 2016. Các năm tiếp theo sẽ bình thường lại. Năm 2017 dự báo có định hướng LNST khoảng trên 160 tỷ.

"Chúng tôi lạc quan một cách thận trọng với việc giá vonfram đang tăng. Năm 2017, EBITDA dự kiến khoảng 600 tỷ đồng và đang có một số dự án giúp chúng ta kỳ vọng vào kết quả tương lai tốt hơn ở các năm tiếp theo."

Ông Nguyễn Đăng Quang tiếp tục lên tiếng:

"Đúng là niềm tin nằm trong sự giận dữ. Tài nguyên ở dưới lòng đất không chỉ đủ mà còn đòi hỏi chúng ta đối xử trân trọng để kéo dài 16 năm nữa, và có thể dài hơn. Tài nguyên, như chúng ta biết, sinh ra một lần. Như cuộc đời chúng ta vậy, sinh ra một lần nên phải đối xử với nó trân trọng trước khi tận hưởng.

Có thể có cổ đông cảm thấy Ban chủ tọa giấu diếm câu trả lời. Nhưng 1 công ty niêm yết không chỉ là công ty niêm yết. Đó là thành viên của Masan, nơi còn có các NĐT tổ chức nước ngoài, trong đó có GIC. Họ cũng chịu sự điều tiết bởi hệ thống pháp luật ở nơi mà họ bỏ vốn đầu tư. Nếu tổ chức mà họ đầu tư không tuân thủ các quy định về minh bạch thông tin giữa các NĐT thì chúng ta đã tạo ra vấn đề cho họ, và cho chính giá trị của chúng ta. Như 1 công ty hàng đầu thế giới, chúng ta muốn tuân thủ các quy tắc khác nữa.

Tại sao công ty này phải tuân thủ nguyên tắc "no conflict"?

Kim Cương máu – một thuật ngữ chỉ việc khai thác kim cương ở châu Phi khi Chính phủ không đảm bảo nguyên tắc cơ bản quyền đối xử công bằng với con người. Nếu chúng ta muốn hướng tới mục tiêu là DN hàng đầu đại diện cho Việt Nam trong lĩnh vực khai thác khoáng sản thì phải cam kết tuân theo các quy tắc.

Cách đây 7 năm khi tôi đến thăm mỏ, tôi hỏi tại sao phải đầu tư nhiều thế vào các tiêu chuẩn khai mỏ? "Mỏ này được thiết kế để an toàn nếu xảy ra động đất ở cấp 7 độ richer. Tất cả những điều chúng ta đã tạo dựng sẽ an toàn, sẽ không tạo ra các khủng hoảng về môi trường" – Đó là câu trả lời.

Tôi từng hỏi có thể làm rẻ hơn được không? Ông Kate nói, ông muốn chất lượng, ông phải trả tiền. Ông ấy không có khả năng làm những thứ kém chất lượng.

Đó thực sự là cam kết chiến lược của chúng ta để Núi Pháo đi ra toàn cầu. Khi chúng ta làm điều này, không cần đặt câu hỏi có làm được không, vì chúng ta đang thực hiện như vậy".

05:00 - Thảo luận: Năm 2017 có thể sản xuất sản phẩm có chứa vàng

Các hợp đồng đang thương thảo có giá tốt hơn 20% so với hợp đồng cũ

Nền kinh tế và các nhóm ngành phục hồi tốt, trong đó vonfram tăng trưởng tốt so với các ngành khai thác khác như dầu khí. Quan trọng là công ty có thể cung cấp những mặt hàng phong phú hơn Trung Quốc và thậm chí cung cấp cho một số khách hàng Trung Quốc.

Nhưng không thể cạnh tranh bằng giá, mà phải tiến tới sử dụng công nghệ chế biến sâu để tạo ra lợi thế cạnh tranh của mình. Giá vonfram đang trên đà tăng. Ấn Độ và Trung Đông đang tăng sản lượng mua từ MSR và ngày càng quan tâm đến chúng ta hơn khi chính sách linh hoạt. Phòng nghiên cứu kỹ thuật đang thực hiện các giải pháp để cung cấp được nhiều sản phẩm từ vonfram hơn. Các hợp đồng đang thương thảo có giá tốt hơn 20% so với các hợp đồng cũ năm 2016.

Năm 2017 có thể sản xuất sản phẩm có chứa vàng

Khoảng 50% doanh thu của MSR đến từ Vonfram, sắp tới sẽ có quy trình thứ 5 để sản xuất các sản phẩm có chứa vàng. Trong năm 2017 dự kiên sẽ sản xuất các sản phẩm có chứa vàng.

Kế hoạch M&A

Hiện nay có nhiều nhà đầu tư gặp MSR để chia sẻ những điều muốn làm với Núi Pháo nhưng hiện không thể tiết lộ các hoạt động có liên quan đến M&A. Việc thoái vốn của NĐT trước đây là do họ đã xác định được thời điểm chín muồi của đầu tư và Masan Group có niềm tin để mua lại cổ phần của MSR.

Đầu tư sang Ấn Độ?

Có 1 số bài báo nhắc đến việc MSR có thể đầu tư sang Ấn Độ. Nếu nói về M&A thì chúng tôi chưa thể tiết lộ gì, nhưng chúng tôi có khách hàng ở Ấn Độ 2 năm nay rồi, nhu cầu từ thị trường này cũng ngày một tăng và chúng tôi muốn tăng thị phần ở thị trường này.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video