Đề xuất nhóm giải pháp hạ lãi suất của BIDV: Hiệu ứng tích cực

Tại Hội nghị Thủ tướng gặp DN do VCCI tổ chức, ông Trần Bắc Hà – Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Đầu tư và phát triển VN ( BIDV) đã đưa ra đề xuất về những nhóm giải pháp cụ thể và cam kết đồng hành, hỗ trợ đối với các DN. Vậy những giải pháp này có tác động như thế nào tới mặt bằng lãi suất nói chung hiện nay.

[caption id="attachment_19605" align="aligncenter" width="588"]Giao dịch tại ngân hàng BIDV Giao dịch tại ngân hàng BIDV[/caption]

BIDV đưa ra những nhóm giải pháp chính gồm: Tiếp tục xem xét giải pháp gia tăng vốn đầu tư và giảm lãi suất cho vay thêm 0,5% – 1%. Tăng cường cung ứng vốn, đầu tư cho sản xuất kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP…

Bất lợi khi tham gia AEC

Theo tính toán, lãi suất cho vay bình quân 8,5%/năm của VN hiện nay chỉ thấp hơn Ấn Độ (10%), và cao hơn các nước trong khư vực ASEAN (đang ở mức khoảng 6-7%/năm), do đó rất bất lợi cho DN Việt Nam khi tham gia AEC.

Ông Hà cho rằng, lãi suất cho vay tuy khó giảm nhưng có thể được nếu có một số điều kiện. Một trong những “điều kiện” đó là cần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng. Theo ông, nên tiết giảm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc với VND và 3% với ngoại tệ. Tỷ lệ dự trữ thanh toán cũng nên là 8% thay vì là 10% như theo Dự thảo Thông tư 36. Đồng thời, để giảm áp lực lãi suất trung và dài hạn, BIDV đề xuất chính phủ nên điều chỉnh giảm khoảng 10% tỷ lệ phát hành trái phiếu chính phủ và siết chặt quản lý chi tiêu công.

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện tiết giảm chi tiêu và đa dạng hóa đầu tư công; đẩy mạnh mô hình hợp tác công tư (PPP) đối với các lĩnh vực không hạn chế tư nhân, đồng thời có tính đột phá, lan tỏa như nông nghiệp, công nghệ sinh học, công nghiệp công nghệ, đầu tư kết cấu hạ tầng…

Song song, cần sớm nghiên cứu phương án thành lập mô hình Quỹ/Cty Tài chính phát triển kết cấu hạ tầng như mô hình của một số nước Mỹ, Pháp, Nhật Bản nhằm huy động tài chính từ nhiều nguồn khác nhau, cung cấp vốn cho các dự án một cách trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tín dụng (TCTD). Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng, giao thông giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 48 tỷ USD, trong đó vốn cho PPP & BOT cần khoảng 23 tỷ USD, đề nghị các tổ chức tín dụng VN tham gia từ 70% – 80%.

Thị trường tài chính VN hiện như kiềng 3 chân khập khiễng, phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống các TCTD, trong khi TTCK và trái phiếu chưa phát triển. Với tổng tài sản hệ thống ngân hàng chiếm tới 76% hệ thống tài chính (so với bình quân ASEAN khoảng 42%), tín dụng ngân hàng bằng 100% GDP (bình quân ASEAN là 70% GDP). Trong khi tỷ lệ vốn hóa chứng khoán VN bằng khoảng 34% GDP (bình quân ASEAN 66% GDP), tỷ lệ vốn hóa thị trường trái phiếu của VN chỉ bằng 22% GDP (bình quân ASEAN là 54%).

Sức lan tỏa

Sau khi thông cáo phát đi từ BIDV ngay tại hội nghị thì lãi suất cho vay ngắn hạn giảm đến 0,5%; lãi suất dài hạn tối đa không quá 10%/năm, thị trường tài chính ngày 29/4 ghi nhận hàng loạt các ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank… phát thông báo giảm lãi suất và áp trần lãi suất cho vay 10%/năm với DN. Điều này, cho thấy sức lan toả thông điệp từ BIDV có sự phản hồi tích cực từ phía các ngân hàng thương mại. Riêng BIDV, lãi suất cho vay ngắn hạn cũng giảm nhẹ (giảm 0,5%) nhưng chỉ áp dụng cho khách hàng tốt, vay vốn để sản xuất kinh doanh.

Tiếp sau động thái trên, nhiều ngân hàng cổ phần như Techcombank, SHB, TPBank… cho biết đang xem xét giảm lãi suất và các DN sẽ có cơ hội nhận được lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 0,5% đến 1%. Như vậy, lần đầu tiên trong nhiều năm trở lại đây các ngân hàng đồng loạt thông báo giảm lãi suất cho vay. Mức giảm khá lớn, dao động từ 0,5% – 1% so với mức lãi suất cho vay chung hiện nay. Không chỉ ba ông lớn ngân hàng giảm lãi suất. Trong cuộc họp giữa Ngân hàng nhà nước với các NHTM, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết các NHTM đã có sự đồng thuận, dự kiến giảm lãi suất cho vay ngắn hạn trong từ 0,3% – 0,5%/năm và giảm lãi suất trung và dài hạn xuống dưới 10%.

Đánh giá về điều này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính – Ngân hàng khẳng định, đây là mức lãi suất hợp lý thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…

Theo DĐDN

Tags:

Tự hào, thiêng liêng Lễ thượng cờ A Pa Chải - cực Tây tổ quốc

Ngày 7/5/2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) tổ chức Lễ thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Đây là sự kiện đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025) - cột mốc chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Chìa khóa mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu

Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến “Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu”, thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.

Video