Đề xuất mới về giám định tư pháp lĩnh vực tiền tệ ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng nhằm thay thế Thông tư 44/2014/TT-NHNN.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các quy định của Thông tư 44/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hướng dẫn một số nội dung về giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng sau 5 năm áp dụng đã bộc lộ một số bất cập.

Cụ thể, quy định về tiêu chuẩn giám định viên trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng chưa phù hợp với thực tiễn; chưa có cơ chế để khuyến khích, thu hút sự tham gia của các cá nhân, tổ chức ngoài NHNN; quy định về quy chuẩn chuyên môn áp dụng trong hoạt động giám định tư pháp còn chưa phù hợp...

Do vậy, việc ban hành Thông tư thay thế Thông tư 44 là rất cần thiết để giải quyết những bất cập.

De xuat moi ve giam dinh tu phap linh vuc tien te ngan hang anh 1

 

Thông tư số 44/2014 sau 5 năm áp dụng đã bộc lộ một số bất cập. Ảnh: TL.

Về nội dung giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, để bảo đảm việc trưng cầu, yêu cầu giám định đúng chức năng, nhiệm vụ của NHNN và có cơ sở từ chối đối với các nội dung giám định không thuộc phạm vi giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, dự thảo Thông tư đã quy định cụ thể về nội dung giám định.

Thứ nhất, giám định về tiêu chuẩn đối với tiền giấy, tiền kim loại do NHNN phát hành (không thực hiện giám định về tiêu chuẩn ngoại tệ và vàng).

Thứ hai, giám định về điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện đối với các hoạt động về tiền tệ và ngân hàng. Các hoạt động này gồm huy động vốn; cấp tín dụng, nhận ủy thác, ủy thác; ngoại hối; kinh doanh vàng; thanh toán; bảo hiểm tiền gửi; quản lý tiền tệ và kho quỹ; mua, bán và xử lý nợ và việc chấp hành quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng.

So với Thông tư số 44/2014, dự thảo Thông tư mới đã quy định theo hướng mở rộng hơn lĩnh vực giám định để bảo đảm đáp ứng yêu cầu tội phạm trong điều kiện hiện hành; đồng thời rà soát, thu hẹp nội dung giám định theo hướng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của NHNN.

Theo Zing

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video