Để đạt mục tiêu 1 triệu DN, cần gỡ vướng cho DN trẻ

nguyen cong haiNăm 2016 là năm quốc gia khởi nghiệp, chủ trương của chính phủ đến năm 2020 nước ta có ít nhất 1 triệu DN Việt Nam, trong đó, DN trẻ đóng vai trò quan trọng góp phần phát triển tiềm lực kinh tế của đất nước.

Để đạt được điều này, nhà nước cần tạo động lực và điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho các DN trẻ.

Theo Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Chính phủ sẽ nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cần thiết để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp về đổi mới sáng tạo.

Cụ thể là việc đăng ký thành lập, hoạt động của tổ chức, cá nhân đầu tư mạo hiểm; Cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ ban đầu của Nhà nước và khuyến khích đầu tư tiếp theo cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân và cộng đồng xã hội.

Cũng theo Đề án, Chính phủ sẽ hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng chương trình truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ đầu tư cho khởi nghiệp và phổ biến, tuyên truyền các điển hình khởi nghiệp thành công của Việt Nam…

Tuy nhiên, hiện nay các DN trẻ khi vay vốn gặp nhiều khó khăn, các chính sách ngân hàng cũng thay đổi liên tục, thủ tục vay vốn khó, lãi suất cao. Đặc biệt là vấn đề thế chấp tài sản thường bị ngân hàng từ chối do tài sản thế chấp của DN chưa được đăng ký trong quyền sử dụng đất, DN chưa có giấy phép xây dựng. Vì vậy, đề xuất các sở ngành liên quan xem xét tháo gỡ cho các DN có những tài sản là những công trình xây dựng từ 2014 trở về trước. Những công trình xây dựng này nằm trong khuôn viên của đất đã được nhà nước giao, nay có biện pháp tháo gỡ để cho DN có vốn đi thế chấp và sản xuất kinh doanh, để thoát được sự phá sản và đổ vỡ có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, cần tăng cường tính công khai minh bạch về các chính sách, các quy định thủ tục hành chính trên cổng thông tin điện tử của tỉnh và các website của các ngành, các cấp liên quan; Nâng cao năng lực của các cơ quan ban ngành, hay thành lập một đầu mối hỗ trợ trực tiếp các DN về việc cấp các thủ tục liên quan đến các hoạt động kinh doanh như luật DN, luật đầu tư, luật đất đai, luật xây dựng, luật thuế…

Mong các cơ quan chức năng, các sở ban ngành hỗ trợ các chương trình khởi nghiệp cho các DN trẻ như: Hỗ trợ đào tạo miền phí về khởi nghiệp trong kinh doanh, hỗ trợ khai thác thông tin, hỗ trợ vay vốn thuận lợi với lãi suất ưu đãi. Đồng thời mỗi ngành thành lập một ban có đủ thẩm quyền chức năng đồng hành cùng DN tham mưu cho lãnh đạo và giám sát các cơ quan việc tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của DN đã được nêu ra được kịp thời hơn.

Nguyễn Công Hải TGĐ Cty TNHH Minh Hải, Chủ tịch Hội DN trẻ Hải Dương

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video