Đầu tư mạnh hạ tầng 4G tại nước ngoài, Viettel Global vẫn báo lãi

Năm 2017, Viettel Global phải tăng mạnh đầu tư 4G tại nhiều thị trường quốc tế, đặc biệt là Myanamar nhưng lợi nhuận trước thuế của toàn công ty vẫn đạt con số dương 27 tỷ đồng.

Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global), đơn vị phụ trách hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Viettel, vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017. Theo đó, doanh thu hợp nhất tăng trưởng mạnh 24% lên 19.023 tỷ đồng. Ba năm trước đó, doanh thu của Viettel chỉ dao động quanh mức 14-15 nghìn tỷ đồng. Trừ đi các chi phí, Viettel Global đạt 27 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (1,18 triệu USD). Đây là một kết quả ấn tượng trong bối cảnh Viettel Global phải tăng rất mạnh các khoản đầu tư cho 4G tại nhiều thị trường quốc tế, đặc biệt  là khoản đầu tư lớn tại Myanmar để chuẩn bị cho việc khai trương mạng di động vào quý II/2018.
[caption id="attachment_77600" align="aligncenter" width="650"] Đầu tư mạnh hạ tầng 4G tại nước ngoài, Viettel vẫn có lãi năm 2017. [/caption]

Năm 2017, doanh thu cộng gộp của Viettel Global là trên 1,3 tỷ USD, tăng trưởng 33% so với năm 2016 - gấp hơn 8 lần mức tăng trưởng doanh thu bình quân của ngành viễn thông thế giới.

Động lực tăng trưởng chính đến từ thị trường châu Phi khi tăng 30% từ 5.740 tỷ lên 7.640 tỷ đồng. Đặc biệt 2 thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh là Cameroon tăng 102,5%; Movitel tăng 79,03%.

Haiti tăng trưởng doanh thu dịch vụ ở mức 2 con số và tốt nhất trong 3 năm trở lại đây. Năm 2017 cũng là năm đầu tiên thị trường Haiti có lãi và thực hiện chia lợi nhuận cho đối tác địa phương.

Lợi nhuận gộp của Viettel Global tăng 82%, tương ứng tăng hơn 2.000 tỷ lên 4.483 tỷ đồng. Nhờ tỷ giá có diễn biến tích cực, doanh thu tài chính đã tăng vọt từ 482 tỷ lên 2.978 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí tài chính cũng giảm 150 tỷ đồng.

Năm 2017, tỷ giá hối đoái của các thị trường ổn định hơn năm 2016, đặc biệt tỷ giá tại 2 thị trường Mozambique và Cameroon giảm. Lãi tỷ giá đã góp phần làm giảm ảnh hưởng của phần lỗ do chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện các năm trước phân bổ sang năm 2017 trong kết quả hợp nhất toàn Viettel Global.

Theo Zing

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video