Danh tính 8 nhà đầu tư lớn nhất sở hữu trên 1 tỷ USD tại thị trường chứng khoán Việt Nam

8 nhà đầu tư nắm giữ 40% giá trị thị trường chứng khoán Việt Nam.
Lâu nay, mọi người đều biết chủ tịch Vingroup là nhà đầu tư cá nhân duy nhất sở hữu lượng cổ phiếu trị giá trên 1 tỷ USD (22.400 tỷ đồng) trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vậy còn về phía các nhà đầu tư tổ chức thì sao? Thống kê mới nhất của CafeF cho thấy hiện có 8 tổ chức và cá nhân đang sở hữu lượng cổ phiếu niêm yết trị giá từ 1 tỷ USD trở lên. Nhóm này bao gồm 1 cá nhân, 2 Bộ ngành, 2 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và 3 nhà đầu tư nước ngoài. Tổng vốn hóa của 2 sàn chứng khoán niêm yết Việt Nam (không bao gồm Upcom) hiện vào khoảng 1,5 triệu đồng thì riêng 8 nhà đầu tư này đã nắm giữ 0,6 triệu tỷ, tương đương 40% vốn hóa toàn thị trường.

danh-tinh-8-nha-dau-tu-lon-nhat 1

danh-tinh-8-nha-dau-tu-lon-nhat 2

1. Ngân hàng Nhà nước: 205.000 tỷ đồng (9,2 tỷ USD)

Sở hữu cổ phần chi phối tại ba ngân hàng lớn Vietcombank, Vietinbank và BIDV, khó có nhà đầu tư nào có thể "so kè" được với giá trị cổ phần mà Ngân hàng Nhà nước đang nắm giữ.

Trong đó, 77% cổ phần tại Vietcombank có trị giá xấp xỉ 110.000 tỷ đồng, 95% cổ phần tại BIDV có trị giá 54.000 tỷ và 64,5% cổ phần Vietinbank có trị giá 41.000 tỷ đồng.

2. Tập đoàn Dầu khí - PetroVietnam: 144.500 tỷ đồng (6,5 tỷ USD)

PetroVietnam đang trực tiếp nắm giữ cổ phần của 11 doanh nghiệp thành viên đang niêm yết; hầu hết số này là những doanh nghiệp thành viên chủ chốt như PV GAS (PVD), PV Drilling (PVD), Đạm Phú Mỹ (DPM), Đạm Cà Mau (DCM), PTSC (PVS)…

Đáng kể nhất là 95,7% cổ phần của PV GAS, trị giá hơn 118.200 tỷ đồng.

3. Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước – SCIC: 119.500 tỷ đồng (5,3 tỷ USD)

Tương tự như PetroVietnam, SCIC sở hữu danh mục vài chục cổ phiếu niêm yết nhưng phần lớn giá trị tập trung vào một khoản đầu tư đó là Vinamilk (92.800 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, SCIC cũng sở hữu cổ phần tại nhiều doanh nghiệp lớn khác như Dược Hậu Giang, Vinaconex, Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong, FPT…

4. Bộ Tài chính: 29.000 tỷ đồng (1,3 tỷ USD)

Bộ Tài chính chỉ sở hữu duy nhất 1 khoản đầu tư đó là 70,9% cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt (BVH).

5. Ông Phạm Nhật Vượng: 28.200 tỷ (1,3 tỷ USD)

Sau rất nhiều năm, chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng vẫn là tỷ phú đô la duy nhất của Việt Nam. Ông Vượng đang nắm giữ 27,45% cổ phần của Vingroup, trị giá 1,3 tỷ USD và vợ ông, bà Phạm Thu Hương sở hữu 4,7% cổ phần (0,22 tỷ USD).

Theo xếp hạng realtime của Forbes, ông Vượng đang là tỷ phú giàu thứ 1.011 trên thế giới với khối tài sản ròng 2,1 tỷ USD.

6. Nhóm Dragon Capital: 23.000 tỷ (1 tỷ USD)

Bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ cách đây 21 năm, Dragon Capital luôn là một trong những nhà đầu tư am hiểu và có ảnh hưởng nhất đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Công ty quản lý quỹ này đang quản lý một số quỹ như Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL), Vietnam Property Fund (VPF), Vietnam Equity (UCITS) Fund… với tổng giá trị tài sản ròng đạt trên 1 tỷ USD. Riêng quỹ VEIL – quỹ vừa được Bill Gates đầu tư – có quy mô hơn 950 triệu USD.

7. F&N Dairy Investments: 22.700 tỷ (1 tỷ USD)

F&N Dairy Investments là đơn vị trực thuộc tập đoàn đồ uống Singapore Fraser&Neave, hiện là cổ đông ngoại lớn nhất của Vinamilk với tỷ lệ sở hữu xấp xỉ 11%.

Mặc dù đã đầu tư vào Vinamilk từ chục năm trước và lãi cả chục lần so với giá vốn đầu tư nhưng F&N không những không bán ra mà có dự định mua thêm cổ phần của Vinamilk để gia tăng ảnh hưởng.

8. Mizuho Bank: 21.400 tỷ (xấp xỉ 1 tỷ USD)

Cuối năm 2011, ngân hàng Nhật Bản Mizuho đã chi ra 11.800 tỷ đồng (567 triệu USD) để trở thành cổ đông chiến lược sở hữu 15% cổ phần của Vietcombank.

Với sự tăng giá phi mã của cổ phiếu Vietcombank trong thời gian vừa qua, giá trị của khoản đầu tư này đã tăng gần gấp đôi lên xấp xỉ 1 tỷ USD.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video