Đánh giá cấp độ dịch theo kiểu mới, Hà Nội có 13 xã phường cấp độ 3

Hà Nội - Theo thông báo mới nhất của UBND TP.Hà Nội, thành phố hiện có 13 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 3 trong phòng chống dịch COVID-19.
Hà Nội có 13 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 3 trong phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: PV
Hà Nội có 13 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 3 trong phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: PV

Tối 28.1, UBND TP.Hà Nội có thông báo số 87 đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội cập nhật đến 9h cùng ngày.

Bảng đánh giá cấp độ dịch của toàn bộ 579 xã, phường, thị trấn của thành phố Hà Nội cụ thể như sau:

Số xã/phường/thị trấn cấp độ 4: 0.

Số xã/phường/thị trấn cấp độ 3: 13.

Số xã/phường/thị trấn cấp độ 2: 49.

Số xã/phường/thị trấn cấp độ 1: 517.

Trong tuần qua có 13 xã, phường, thị trấn được đánh giá cấp độ dịch ở mức cấp độ 3 (vùng cam - nguy cơ cao), phân bố theo các quận, huyện, thị xã như sau: Ba Đình 1 đơn vị, Chương Mỹ 2 đơn vị, Đan Phượng 1 đơn vị, Đống Đa 2 đơn vị, Gia Lâm 1 đơn vị, Hoàn Kiếm 2 đơn vị, Nam Từ Liêm 1 đơn vị, Thanh Trì 1 đơn vị, Thanh Xuân 1 đơn vị, Thường Tín 1 đơn vị.

13 xã, phường cấp độ 3 cụ thể như sau: Ba Đình (Thành Công), Chương Mỹ (Đông Phương Yên, Hữu Văn), Đan Phượng (Hạ Mỗ), Đống Đa (Phương Liên, Quốc Tử Giám), Gia Lâm (Phú Thị), Hoàn Kiếm (Đồng Xuân, Phúc Tân), Nam Từ Liêm (Phú Đô), Thanh Trì (Tân Triều), Thanh Xuân (Kim Giang), Thường Tín (Liên Phương).

Ở mỗi xã, phường, thị trấn, UBND thành phố đưa ra các tiêu chí gồm mức độ lây nhiễm, khả năng đáp ứng và cấp độ dịch.

Tuy nhiên, theo thông báo này, UBND TP.Hà Nội không đánh giá cấp độ dịch trên quy mô cấp thành phố và cấp các quận, huyện, thị xã.

Trước đó, ngày 27.1, Bộ Y tế ban hành Quyết định 218, hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128 ngày 11.10.2021 của Chính phủ về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19". Quyết định này thay thế Quyết định 4800 trước đó.

Quyết định 218 vẫn dựa trên 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch cơ bản, tuy nhiên có sự điều chỉnh và chi tiết hơn, gồm:

- Tỉ lệ ca mắc mới trên địa bàn/số dân/thời gian.

- Độ bao phủ vaccine.

- Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 27.1 đến 18h ngày 28.1, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.885 ca COVID-19, trong đó có 614 ca tại cộng đồng. Quận Đống Đa là địa bàn ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất trong 24 giờ qua.

Cụ thể, 2.885 bệnh nhân mới phân bố tại 407 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đống Đa (159); Hoàng Mai (148); Đông Anh (142); Nam Từ Liêm (133); Gia Lâm (128).

Như vậy, trong đợt dịch thứ tư tại Hà Nội, tính từ ngày 29.4.2021 cho đến nay ghi nhận 126.211 ca.

Cũng theo Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 27.1, thành phố có 70.837 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly, trong đó, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương có 145 ca, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (160 ca), tại các bệnh viện của Hà Nội (3.408 ca), cơ sở thu dung, điều trị thành phố (600 ca), cơ sở thu dung quận, huyện (3.856 ca), theo dõi cách ly tại nhà (62.668 ca). Trong ngày, không có bệnh nhân chuyển độ tại cơ sở thu dung; số ca tử vong trong ngày là 23 trường hợp. Như vậy, tổng số người tử vong do COVID-19 từ ngày 29.4.2021 đến nay là 560 người.

Theo Phạm Đông (Lao Động)

Niềm tin là yếu tố then chốt cho sự phát triển kinh tế tư nhân

Để kinh tế tư nhân thực sự cất cánh, đã đến lúc phải định vị lại vai trò của doanh nghiệp nhà nước, ưu tiên phát triển doanh nghiệp tư nhân, cắt giảm rào cản hành chính. Đặc biệt, niềm tin chính là nền tảng cốt lõi, là chất xúc tác để kinh tế tư nhân bứt phá.

MWG đón sóng, thiết bị công nghệ và bán lẻ thực phẩm cùng bứt tốc?

Trong bối cảnh ngành bán lẻ Việt Nam đang từng bước phục hồi sau giai đoạn trầm lắng kéo dài hậu đại dịch, Thế Giới Di Động (MWG) - “ông lớn” của ngành hàng điện tử và tiêu dùng, đang nổi lên như một điểm sáng tăng trưởng nhờ loạt yếu tố thuận lợi hội tụ. Với chu kỳ thay mới thiết bị công nghệ đang đến gần, sức bật từ chuỗi Bách Hóa Xanh và chiến lược mở rộng thị trường quốc tế, MWG được đánh giá có nhiều cơ hội để bước vào một chu kỳ tăng tốc bền vững.

Doanh nghiệp nội tìm hướng tham gia các dự án trọng điểm quốc gia

Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật cùng Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân được xem là “chìa khóa vàng”mở cửa cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam bứt phá, nắm bắt cơ hội tham gia vào hàng loạt các dự án trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

NECS đồng hành cùng kỷ nguyên vươn mình sau sáp nhập tỉnh

Việc sáp nhập một số địa phương trong cả nước – tiêu biểu là Long An và Tây Ninh – không chỉ đánh dấu bước chuyển mình về mặt hành chính mà còn mở ra cơ hội tái cấu trúc chiến lược và nâng cao hiệu quả quản lý. Trong bối cảnh này, Công ty Cổ phần Kho lạnh Kỷ Nguyên Mới (NECS) tự hào là một trong những doanh nghiệp tiên phong đồng hành cùng kỷ nguyên mới vươn mình, với sứ mệnh xây dựng nền tảng logistics hiện đại phục vụ hiệu quả chuỗi cung ứng quốc gia.

Từ 1/7, doanh nghiệp đăng ký hợp đồng theo mẫu tại địa phương

Từ ngày 1/7/2025, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) sẽ ngừng tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung. Việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ sẽ được chuyển giao về Sở Công Thương các tỉnh, thành.

Video