Đẳng cấp ông lớn Vietcombank: Vốn hóa thị trường vừa cán mốc 20 tỷ USD, cao nhất sàn chứng khoán Việt Nam, bỏ xa "á quân" Vingroup

Vốn hóa Vietcombank hiện nay khoảng 453.000 tỷ đồng, bỏ xa doanh nghiệp đứng thứ 2 là Vingroup, khoảng 365.000 tỷ đồng.

Đẳng cấp ông lớn Vietcombank: Vốn hóa thị trường vừa cán mốc 20 tỷ USD, cao nhất sàn chứng khoán Việt Nam, bỏ xa "á quân" Vingroup

Trong phiên giao dịch ngày 25/1, cổ phiếu VCB của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) tăng giá 3%, lên 95.800 đồng/cổ phiếu.

Với 4,73 tỷ cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, vốn hóa Vietcombank đã tăng thêm 13.200 tỷ đồng chỉ trong phiên hôm nay, lên 453.375 tỷ đồng, tương đương khoảng 20 tỷ USD và là mốc cao nhất lịch sử của ngân hàng.

Như vậy, tính từ đầu năm 2022 đến nay, giá cổ phiếu của Vietcombank đã tăng tới 21,2%, nằm trong top những cổ phiếu ngân hàng tăng giá mạnh nhất. Diễn biến này trái ngược hoàn toàn với xu hướng chung của thị trường chứng khoán, khi VN-Index từ đầu năm đã giảm 3,02%.

Đẳng cấp ông lớn Vietcombank: Vốn hóa thị trường vừa cán mốc 20 tỷ USD, cao nhất sàn chứng khoán Việt Nam, bỏ xa á quân Vingroup - Ảnh 1.

Mặc dù vậy, mức vốn hóa hơn 450.000 tỷ đồng vẫn chưa phải kỷ lục của thị trường chứng khoán Việt Nam. Kỷ lục này hiện thuộc về cổ phiếu của Vingroup, với con số 487.070 tỷ đồng, xác lập vào hồi tháng 4/2021.

Đẳng cấp ông lớn Vietcombank: Vốn hóa thị trường vừa cán mốc 20 tỷ USD, cao nhất sàn chứng khoán Việt Nam, bỏ xa á quân Vingroup - Ảnh 2.

Vốn hóa Vietcombank lên cao nhất từ trước tới nay, sắp vượt kỷ lục cũ của Vingroup 

Vietcombank hiện chưa công bố báo cáo tài chính. Tuy nhiên, theo báo cáo sơ bộ kết quả kinh doanh, ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế riêng lẻ khoảng 25.000 tỷ đồng. Nhiều khả năng, Vietcombank vẫn sẽ tiếp tục là ngân hàng lãi lớn nhất Việt Nam.

Vietcombank cho biết, trong năm 2021, hầu hết các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Vietcombank đạt và vượt kế hoạch được giao. Trong đó, huy động vốn thị trường I đạt khoảng 1,154 triệu tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2020. Tỷ trọng huy động vốn không kỳ hạn (KKH) bình quân đạt 32,2%, tăng 3,3 điểm phần trăm so với năm 2020.

Dư nợ tín dụng đạt khoảng 963.670 tỷ đồng, tăng 14,99% so với cuối năm 2020. Tín dụng được kiểm soát chặt chẽ: Tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức 0,34%; Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,63%. Trích lập đủ 100% dự phòng cụ thể của dư nợ cơ cấu theo Thông tư 03– sớm trước 2 năm so với thời hạn quy định của NHNN. Tỉ lệ quỹ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức cao nhất hệ thống ngân hàng (424%).

Doanh số thanh toán và sử dụng thẻ tăng 19,2% so với 2020. Doanh số mua bán ngoại tệ tăng 13,2% so với năm 2020. Doanh số TTQT-TTTM tăng 23,7% so với năm 2020. Thị phần TTQT-TTTM ở mức 15,36%.

Tổng tài sản Vietcombank năm qua tăng 5%, dư nợ tín dụng tăng 10,5, tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 1%.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video