Đan Mạch đầu tư vào 114 dự án tại Việt Nam

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, Đan Mạch hiện có 114 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 707,89 triệu USD.

[caption id="attachment_5184" align="aligncenter" width="700"]Cảng Cái Mép. Cảng Cái Mép.[/caption]

Về hợp tác phát triển, tổng cam kết viện trợ chính thức của Đan Mạch dành cho Việt Nam đạt khoảng 1.320 triệu USD (kể từ năm 1992 đến nay 2015), với mức cam kết trung bình hàng năm khá cao trong giai đoạn 2000 - 2013 đạt khoảng 64 triệu USD/năm.

Hiện có hơn 130 công ty của Đan Mạch đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, tập trung vào 12/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân và con số này sẽ tăng lên trong thời gian tới.

Cụ thể, vốn FDI của Đan Mạch chủ yếu tập trung trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 37 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 331,2 triệu USD (chiếm 46,8% tổng vốn đầu tư của Đan Mạch tại Việt Nam).

Lĩnh vực vận tải kho bãi đứng thứ hai, có 276,7 triệu USD trên 10 dự án. Còn lại là một số lĩnh vực khác như bán buôn, bán lẻ, sữa chữa; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ;…

Đến nay, nguồn vốn của các nhà đầu tư Đan Mạch tập trung nhiều nhất theo hình thức liên doanh với 48 dự án, tổng vốn đầu tư là 436,5 triệu USD,chiếm 61,7% tổng vốn đầu tư đăng ký của Đan Mạch tại Việt Nam.

61 dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, có 248,3 triệu USD, chiếm 35,1% tổng vốn đầu tư đăng ký của Đan Mạch tại Việt Nam. Còn lại là hình thức công ty cổ phần chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Xét về địa bàn đầu tư, nếu tính cả khu vực dầu khí ngoài khơi, các nhà đầu tư Đan Mạch có mặt tại 14/63 địa phương trong cả nước.

Trong đó, đứng đầu là Bà Rịa Vũng Tàu có 4 dự án với tổng vốn đăng ký là 279,8 triệu USD, chiếm 39,5% tổng vốn đầu tư đăng ký của Đan Mạch tại Việt Nam.

Tiếp theo là Hà Nội với 41 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 144,6 triệu USD, chiếm 20,4% tổng vốn đầu tư.

Thừa Thiên Huế có 5 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 114,7 triệu USD, chiếm 16,2% tổng; còn lại là một số địa phương khác.

Dự án lớn nhất của Đan Mạch tại Việt Nam hiện nay là dự án Công ty TNHH cảng quốc tế Cái Mép, cấp phép ngày 29/12/2006. Tổng vốn đầu tư dự án là 268,6 triệu USD, dự án khai thác cảng tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, Việt Nam luôn đánh giá cao các dự án đầu tư của Đan Mạch. Bởi lẽ, đây đều là những dự án hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam và đồng thời cũng là những lĩnh vực thế mạnh của Đan Mạch như kho bãi, vận chuyển; chế biến, chế tạo; năng lượng.

 

Theo Bizlive

Tags:

Chương mới của nền kinh tế

Chính phủ vừa tái khẳng định quyết tâm theo đuổi kịch bản tăng trưởng GDP 8,0% và thậm chí phấn đấu đạt 8,3 – 8,5% trong năm 2025.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video