Cung - cầu không gặp nhau, ngân hàng phát sinh hỗ trợ 495 tỷ đồng lãi suất mới

Đây là giao dịch có quy mô đáng kể nhất kể từ khi Ngân hàng Nhà nước giảm các lãi suất điều hành.

Cung - cầu không gặp nhau, ngân hàng phát sinh hỗ trợ 495 tỷ đồng lãi suất mới

Phiên cuối tuần ngày 11/10, hoạt động đấu thầu trên thị trường mở (OMO) ghi nhận phát sinh giao dịch của 1 tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước.

Giao dịch này trị giá 495 tỷ đồng, kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 4,5%/năm. Đây là giao dịch có quy mô đáng kể nhất kể từ khi Ngân hàng Nhà nước giảm các lãi suất điều hành từ ngày 16/9 vừa qua, trong đó có lãi suất cho vay OMO nói trên giảm từ 4,75%/năm xuống 4,5%/năm. Theo đó, mức lãi suất mới đang góp phần giảm bớt chi phí tiếp cận vốn cho tổ chức tín dụng.

Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước thường xuyên duy trì hoạt động chào thầu 1.000 tỷ đồng đều đặn mỗi phiên trên OMO nhưng hầu như không có giao dịch phát sinh, cho đến trường hợp trên.

Đáng chú ý, phát sinh nhu cầu khá lớn như vậy nhưng ở kênh tín phiếu vẫn có tới 17 tổ chức tín dụng đẩy vốn về Ngân hàng Nhà nước, quy mô tiếp tục ở mức độ lớn với 17.999 tỷ đồng với lãi suất chỉ 2,25%/năm, cũng ở kỳ hạn 7 ngày.

Như vậy, nhu cầu vốn giữa các tổ chức tín dụng nói trên có một phần không gặp nhau dù chênh lệch lãi suất lớn.

Theo Lam Giang (BizLive)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video