CTCP Vinam (CVN): Doanh thu tăng mạnh, có lãi trở lại trong năm 2017

Tại thời điểm cuối năm 2017, tổng tài sản của Công ty đạt hơn 115,6 tỷ đồng, gấp 1,85 lần so với đầu năm. Trong đó, nợ phải trả là gần 40 tỷ đồng, chiếm 34,6% tổng tài sản.

Công ty Cổ phần Vinam (mã chứng khoán: CVN) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2017. Theo đó, doanh thu cả năm 2017 đạt 82 tỷ đồng, gấp 7,4 lần so với năm 2016. Lợi nhuận ròng cả năm 2017 đạt hơn 3,8 tỷ đồng, trong khi năm 2016 là âm 0,2 tỷ đồng. Thu nhập cơ bản trên một cổ phần (EPS) đạt 1.188 đồng.

Tại thời điểm cuối năm 2017, tổng tài sản của Công ty đạt hơn 115,6 tỷ đồng, gấp 1,85 lần so với đầu năm. Trong đó, nợ phải trả là gần 40 tỷ đồng, chiếm 34,6% tổng tài sản.

Công ty Cổ phần Vinam có vốn điều lệ 82,5 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực lập hồ sơ dự thầu, phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, kỹ thuật thi công các dự án xây dựng.

Ông Nguyễn Quang Thắng, Chủ tịch HĐQT CVN cho biết, CVN là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và kinh doanh vật liệu xây dựng. Hiện tại Vinam vẫn bám sát lĩnh vực kinh doanh chính, và mở rộng sang phân phối hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, máy làm sạch công nghiệp, đầu tư dự án…

Hiện tại CVN đang trong giai đoạn đàm phán về việc kết hợp đầu tư 3 dự án đầu tư: 1 dự án khu dân cư Khe Cát (Quảng Yên, Quảng Ninh) với tổng diện tích hơn 11.2ha , tổng mức đầu tư khoảng 200 tỷ đồng; 1 dự án nhà ở thương mại cho cán bộ chiến sỹ quân đội tại Bùi Xương Trạch (Hà Nội) tổng mức đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng và một dự án làm cáp treo tại Quảng Ninh tổng mức đầu tư khoảng 800 tỷ đồng .

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video