Con gái ông Đặng Văn Thành muốn gom khối cổ phiếu hơn 420 tỷ

“Công chúa mía đường” muốn gom thêm 14 triệu cổ phiếu SBT để nâng tỷ lệ sở hữu lên 8,27% và trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp này. 

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho biết, bà Đặng Huỳnh Ức My – Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (TTC Sugar) vừa đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu SBT nhằm mục đích đầu tư. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 15/8 đến 13/9 thông qua phương thức khớp lệnh.

Thông tin bà My đăng ký mua vào giúp cổ phiếu SBT có phiên giao dịch sôi động nhất kể từ đầu năm. Sau 4 phiên liên tiếp nằm sàn, SBT đóng cửa phiên chiều nay ở mức 30.200 đồng một cổ phiếu (tăng hơn 3%) và dẫn đầu thanh khoản thị trường với khối lượng khớp lệnh hơn 12 triệu đơn vị.

Căn cứ theo mức giá này, khối cổ phiếu bà My dự định gom vào trị giá gần 423 tỷ đồng. Nếu giao dịch thành công, bà My sẽ trở thành cổ đông lớn tại TTC Sugar với tỷ lệ sở hữu tăng từ 2,74% lên 8,27%, tương đương 20,94 triệu cổ phiếu.

Bà Đặng Huỳnh Ức My sinh năm 1981, là con gái của ông Đặng Văn Thành và “nữ hoàng mía đường” Huỳnh Bích Ngọc. Bà My đang nắm giữ khối tài sản chứng khoán 507 tỷ đồng, chủ yếu là cổ phiếu SBT và BHS.

Trước đó, TTC Sugar đã thông qua chủ trương sáp nhập và phương án hoán đổi toàn bộ cổ phiếu của Công ty cổ phần Đường Biên Hoà. Theo đó, cổ đông sở hữu một cổ phiếu BHS vào ngày chốt quyền sẽ hoán đổi lấy 1,02 cổ phiếu SBT. Phía TTC Tây Ninh Sugar sẽ phát hành khoảng 303,8 triệu cổ phiếu để thực hiện việc hoán đổi 297,8 triệu cổ phiếu.

Dự kiến sau khi hoàn tất thủ tục hoán đổi trong tháng 8, Đường Biên Hoà sẽ huỷ niêm yết trên sàn HOSE và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH một thành viên.

Bước đi chiến lược này được dự báo góp phần mang đến sự chủ động về việc phát triển bền vững vùng nguyên liệu khi công ty nâng tổng diện tích lên 49.000 ha. Sau sáp nhập, TTC Tây Ninh Sugar đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất và lợi nhuận trước thuế năm nay lần lượt đạt 8.353 tỷ và 674 tỷ đồng.

Theo Phương Đông Vnexpress

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video