Cổ đông mất mọi quyền lợi khi ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc

Theo quy định của dự thảo Luật, ngân hàng thương mại phải thông báo và tổ chức họp đại hội cổ đông để xem xét, quyết định.

Một nội dung khác được quan tâm của dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng là quy định việc “chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích cổ đông, thành viên góp vốn, chủ sở hữu của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc”, liệu có phù hợp với tinh thần của Hiến pháp?

Về vấn đề này, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho rằng, quy định như vậy là cần thiết để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, an ninh tiền tệ, trật tự, an toàn xã hội, phù hợp với quy định tại Điều 14 của Hiến pháp năm 2013.

Theo quy định của dự thảo Luật, ngân hàng thương mại phải thông báo và tổ chức họp đại hội cổ đông để xem xét, quyết định. Trường hợp không hoàn thành việc tăng vốn điều lệ thì mới dẫn đến việc chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích cổ đông, thành viên góp vốn, chủ sở hữu của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc.

Quy định này bảo đảm các cổ đông đều biết rõ thực trạng yếu kém và đã có thời gian để thực hiện quyền bảo vệ tài sản của mình tại ngân hàng thương mại trước khi bị chấm dứt quyền, lợi ích. Biện pháp này cũng được áp dụng phổ biến tại hầu hết các quốc gia Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Ấn Độ, Úc...

Theo Ủy ban thường vụ Quốc hội, quy định này cũng bảo đảm tính hợp pháp vì luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định thành viên góp vốn, cổ đông của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, nếu thực hiện phá sản thì các cổ đông cũng không được nhận bất cứ khoản tiền nào.

Khi được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, được nhận các hỗ trợ nhưng thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại đó không thể quản lý điều hành hiệu quả, vẫn không thể đưa ngân hàng thoát ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt, do vậy cần chấm dứt quyền, lợi ích của họ, như vậy nhà đầu tư khác mới sẵn sàng bỏ vốn đầu tư, thay đổi triệt để về quản trị và điều hành.

Ngoài ra, dự thảo cũng tiếp thu ý kiến về việc bỏ quy định “trường hợp giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ âm, thì giá chuyển nhượng phần vốn góp bằng 0 đồng”, trong trường hợp thực hiện phương án phục hồi thông qua hình thức chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, vốn điều lệ đối với ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật này có hiệu lực.

Theo đó, để bảo đảm tập trung xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém theo nguyên tắc thị trường, không hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, do đó không quy định “giá chuyển nhượng phần vốn góp bằng 0 đồng” mà thực hiện theo cơ chế giá thị trường, vì có thể giá trị thực của vốn điều lệ và quỹ dự trữ âm Ngân hàng thương mại còn có giá trị thương hiệu, đội ngũ cán bộ, hệ thống mạng lưới trên cả nước và các giá trị khác. Do vậy, giá bán phần vốn góp vẫn phải do thị trường quyết định, giá bán có thể bằng 0 đồng hoặc cao hơn 0 đồng, không nên áp đặt phải là 0 đồng trong Luật.

Tags:

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video