CJ Group chính thức thâu tóm 2 công ty con của Gemadept

Theo đó, cả 2 khoản thặng dư vốn thu được từ chuyển nhượng 2 công ty trên đều sẽ được dùng để chi trả cổ tức cho cổ đông.

CTCP Gemadept (HOSE: GMD) vừa cho biết đã chuyển nhượng 50,9% vốn của Công ty TNHH Gemadept Shipping Holding và 50,9% vốn của Công ty TNHH Gemadept Logistics Holding cho CJ Logistics vào ngày 01/10 vừa qua.

Sau giao dịch, phần sở hữu tại 2 công ty con đã giảm xuống còn 49,1%. Đây là một phần trong kế hoạch bán vốn các đơn vị thành viên cho đối tác chiến lược mà cổ đông Germadept đã thông qua tại đại hội hồi tháng Năm năm nay.

Theo đó, cả 2 khoản thặng dư vốn thu được từ chuyển nhượng 2 công ty trên đều sẽ được dùng để chi trả cổ tức cho cổ đông. Trước đó, Tổng giám đốc GMD Đỗ Văn Minh từng cho biết, nếu thoái được vốn tại 2 công ty Vận tải biển và Logistics trong năm nay thì công ty sẽ trả cổ tức đặc biệt là 85%. Theo đó, nếu chia với cổ tức 15% cho năm 2016 thì cổ tức trong năm nay là 10.000/cổ phiếu.

Trong một báo cáo của mình, nhóm phân tích CTCK HSC từng cho biết, gần 51% vốn tại 2 đơn vị trên từng được trả giá 125 triệu USD. Toàn bộ lãi sẽ được sử dụng để trả cổ tức đặc biệt với tỷ lệ 85% mệnh giá, tương đương 8.500 đồng/cổ phiếu. HSC ước tính hai thương vụ này có thể thu về khoản lãi khoảng 2.400 tỷ đồng.

Gemadept cho biết, việc chuyển nhượng 2 công ty thuộc lĩnh vực vận tải biển và Logistics trên không bao gồm phần vốn góp của GMD tại 7 công ty khác là CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCSC), Tiếp vận “K” Line-Gemadept (KGL), Vận tải Liên Ước (YJC), OOCL Logistics , ISS- Gemadept, Dịch Vụ Vận tải Tổng hợp V.N.M và Công ty Vận tải Hàng hải Thái Bình Dương.

Được biết, CJ Group là tập đoàn đa ngành hoạt động trong các lĩnh vực thực phẩm, sinh học, giải trí, logistics và cơ sở hạ tầng. Trong những năm gần đây, CJ Logistics đã mua lại rất nhiều hãng logistics của Trung Quốc và Đông Nam Á. Năm ngoái, công ty đã chi 130 tỷ won để sở hữu 31,4% cổ phần của công ty Century Logistics (Malaysia) và 50% cổ phần China Shenzen Speedex Commercial Service (Trung Quốc). Vào tháng 4 năm nay, công ty cũng đã công bố hai thương vụ mới – Ibura của UAE và Darcl Logistics của Ấn Độ.

Trang tin The Investor của Hàn Quốc từng cho biết, CJ Logistics đang tìm kiếm các công ty hậu cần ở Đông Nam Á để phục vụ mục tiêu trở thành một trong năm công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp logistics trên toàn cầu. Vì vậy, CJ Logistics vẫn quan tâm đến Gemadept của Việt Nam.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video