Chuỗi trung tâm tiếng Anh ILA sắp được bán với giá 150 triệu USD?

Cổ đông chính của ILA là HPEF Capital cùng những cổ đông khác đang có ý định bán lại chuỗi trung tâm này với giá 150 triệu USD.

Theo các nguồn tin của Bloomberg, quỹ đầu tư HPEF Capital Partners (trụ sở tại Hongkong) đang có ý định bán lại số cổ phần 60% của họ tại chuỗi trung tâm tiếng Anh ILA, cùng với một số cổ đông khác. Nhóm cổ đông này đang tìm hiểu ý định của các nhà đầu tư tiềm năng, với mức giá chào bán dự kiến là 150 triệu USD.

ILA

Theo nguồn tin của Nhịp Cầu Đầu Tư cho biết, mức giá 150 triệu USD này rất nhiều khả năng là tương đương 15 lần lợi nhuận EBITDA dự kiến của ILA. Nếu đây là sự thật, thì đây là một tỷ lệ tương đối cao so với bình quân của các thương vụ M&A toàn cầu năm 2016 (11,1 lần), và tương đương với các thương vụ ở Mỹ (15,7 lần), theo số liệu từ Bloomberg.

Thương vụ này được cho là sẽ thu hút sự chú ý của giới đầu tư vốn tư nhân lẫn các tập đoàn giáo dục quốc tế. Vòng đấu thầu đầu tiên dự kiến sẽ diễn ra trước cuối năm nay. Theo nguồn tin của NCĐT, nhà tư vấn cho HPEF trong thương vụ này có thể là công ty Rippledot Capital Advisers của Singapore.

Trước đây HPEF là bộ phận đầu tư vốn tư nhân tại châu Á của tập đoàn HSBC, sau đó tách ra vào năm 2010 với tên gọi Headland Capital Partners, và gần đây lại đổi sang tên mới là HPEF.Đầu năm nay, quỹ này cắt giảm gần phân nửa nhân sự sau khi thất bại trong việc gọi vốn 1 tỷ USD hồi tháng 9/2015.

Năm 2013, HPEF (khi đó còn mang tên Headland) đã mua lại 60% cổ phần trong ILA từ tay các nhà sáng lập với mức giá không được tiết lộ (có tin đồn cho rằng là 50 triệu USD), thông qua sự cố vấn của hãng Rothschild & Co.

Được thành lập từ năm 2001, hệ thống ILA hiện có 31 trung tâm tại 6 thành phố lớn ở Việt Nam, với đội ngũ hơn 400 giáo viên nước ngoài. Năm 2016, hệ thống này có hơn 40.000 học viên theo học, và tổng số người từng học tại ILA là hơn 125.000 người. Đối tượng theo học tại ILA khá đa dạng, từ trẻ em 3-4 tuổi cho đến những người đã đi làm.

Theo thông tin từ công ty tư vấn Dezan Shira & Associates, với tỷ lệ 42,1% dân số dưới 24 tuổi, cơ hội đầu tư vào ngành giáo dục Việt Nam là rất lớn. Chỉ trong năm 2015, gần 110.000 người Việt đã đi du học nước ngoài với chi phí ước tính 3 tỷ USD. Còn tại trong nước, tổng vốn FDI lũy kế đổ vào ngành giáo dục đã lên tới 3 tỷ USD, vào thời điểm tháng 11/2015.

Với các quỹ đầu tư tư nhân, đầu tư vào ngành giáo dục Việt Nam cũng là một lựa chọn ngày càng hấp dẫn. Năm 2004, công ty đầu tư IFC (thuộc Ngân hàng Thế giới)từng rót vốn 7,25 triệu USD vào đại học quốc tế RMIT. Năm 2010, Mekong Capital đã đầu tư 6 triệu USD vào hệ thống Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS). Tới tháng 10 năm nay, IFC và quỹ Aureos đã đầu tư 10 triệu USD vào hệ thống Anh Văn Hội Việt Mỹ (VUS).

Theo Tuấn Minh Nguồn Bloomberg/DealStreet Asia/Nhịp cầu đầu tư

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video