Chưa từng có trong tiền lệ: Suzuki, Honda, Toyota, Panasonic đồng loạt đóng cửa nhà máy tại Ấn Độ 'nhường' oxy công nghiệp cứu người

Honda, Toyota, Panasonic đồng loạt đóng cửa nhà máy ở Ấn Độ nhường oxy công nghiệp cứu người.

Chưa từng có trong tiền lệ: Suzuki, Honda, Toyota, Panasonic đồng loạt đóng cửa nhà máy tại Ấn Độ 'nhường' oxy công nghiệp cứu người

Tờ Nikkei đưa tin, dịch Covid-19 bùng phát tại Ấn Độ đã buộc Suzuki, Honda và Toyota phải tạm thời ngưng sản xuất tại Ấn Độ khi chính phủ kêu gọi các nhà sản xuất chuyển oxy dùng trong công nghiệp sang sử dụng cho mục đích y tế.

Cụ thể, Maruti Suzuki sẽ đóng cửa 2 nhà máy sản xuất tại Manesar và Gurugram kể từ ngày thứ 7 đến ngày 9/5 để giải phóng lượng oxy dùng trong sản xuất.

"Trong tình huống hiện tại, chúng tôi tin rằng tất cả lượng oxy hiện có nên được sử dụng để cứu người", Maruti Suzuki nói trong tuyên bố.

Trong khi đó, Suzuki Motor Gujarat cho biết họ cũng sẽ tạm thời đóng cửa các nhà máy của mình tại Ấn Độ.

Honda tuyên bố vào ngày thứ 5 rằng họ sẽ tạm ngưng sản xuất xe máy tại 4 nhà máy kể từ ngày thứ 7 đến ngày 15/5.

Hai nhà máy của Toyota Kirloskar Motor tại Bidadi ở bang Karnataka cũng sẽ vẫn đóng cửa bảo trì hàng năm kể từ ngày thứ 2 đến ngày 14/5.

Panasonic cũng có động thái tương tự với nhà máy sản xuất đồ gia dụng tại Ấn Độ của họ.

Trước đó, mạng xã hội cũng hết lời ca ngợi hành động của một chủ nhà máy sản xuất oxy hóa lỏng vốn dùng trong sản xuất thép không gỉ khi anh này quyết định ngừng kinh doanh để bán oxy cho người dân với giá rẻ.

Trên thực tế nhà máy của anh Manoj đã phải đóng cửa theo lệnh cách ly của chính quyền bang nhưng đứng trước thực trạng đau lòng của người dân, nhà quản lý này đã dũng cảm mở lại xưởng sản xuất để giải cơn khát oxy cho những người bệnh đang mòn mỏi chờ đợi.

"Nhà máy chúng tôi sản xuất oxy lỏng cho thép không gỉ nên chúng tôi có đủ thiết bị...Thế nhưng chứng kiến thảm kịch Covid đang diễn ra trước mắt mình, tôi và các lãnh đạo nhà máy đã quyết định cung ứng oxy cho người dân với giá 1 Rupee", anh Manoj nhấn mạnh.

Hành động này của anh Manoj được nhiều người ca ngợi là anh hùng khi ngoài chợ đen, giá một bình oxy lên tới 30.000 Rupee. Mọi người và các bệnh viện từ Aligarh, Noida, Lucknow, Banaras và nhiều nơi khác đang đến nhà máy của anh để nạp đầy ôxy. Họ chỉ cần xuất trình giấy chứng nhận y tế là được tặng không mất tiền.

"Chúng tôi thu phí 1 Rupee là để thanh toán chi phí sản xuất, còn lại chủ yếu nhà máy cung ứng miễn phí oxy cho người dân", anh Manoj cho biết.

Ấn Độ đang rơi vào tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng khi cả đất nước này đang đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ 2.

Số ca mắc Covid-19 của Ấn Độ đã vượt 300.000 ca mỗi ngày kể từ đầu tháng 4 - mức nhiều nhất thế giới và gấp 3 lần so với giai đoạn đỉnh điểm vào năm 2020.

Để nhanh chóng vận chuyển các bình oxy tới bệnh viện, chính phủ Ấn Độ đã sử dụng các đoàn tàu hỏa, máy bay của lực lượng không quân, và cả xe tải đồng thời đưa ra biện pháp xóa bỏ thuế quan đối với những mặt hàng liên quan tới cung cấp khí oxy. Song cuộc khủng hoảng của quốc gia có gần 1,4 tỷ dân này trở nên càng trầm trọng do các bệnh viện đã quá tải, giường bệnh không còn, thuốc men và nguồn cung oxy cũng đã cạn kiệt.

"Mọi bệnh viện đang cạn dần nguồn cung oxy. Chúng tôi cũng như vậy", Tiến sĩ Sudhanshu Bankata, Giám đốc điều hành Bệnh viện Batra, bệnh viện hàng đầu ở thủ đô New Delhi chia sẻ.

Nguồn Nikkei

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Bắc Ninh thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI trong quý 1/2025

Sáng 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.

Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc

Không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ba tháng đầu năm 2025, hai tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam và thành phố Hải Phòng tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Tín hiệu khả quan từ thu hút FDI

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2025 đạt 4,33 tỷ USD; tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước.

Video