Chủ tịch VIB: Cứ 100 chiếc xe chạy trên đường thì có đến 14 chiếc thực hiện vay qua VIB

Theo ông Đặng Khắc vỹ, mặc dù đang dẫn đầu về cho vay mua ô tô nhưng ngân hàng không thấy thoả mãn mà luôn cố gắng để giữ vững vị trí.

Chủ tịch VIB: Cứ 100 chiếc xe chạy trên đường thì có đến 14 chiếc thực hiện vay qua VIB

Sáng ngày 30/6, tại đại hội cổ đông thường niên năm 2020, ông Đặng Khắc Vỹ, chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) đã chia sẻ với cổ đông tình hình hoạt động những tháng đầu năm, vị thế của VIB hiện nay trên thị trường và kế hoạch thời gian tới.

Chủ tịch VIB cho biết, năm 2019 mặc dù tình hình kinh tế nhìn chung không nhiều thuận lợi nhưng VIB vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực. Tỷ suất sinh lời trên vốn bình quân (ROEA) ở mức hơn 27% - thuộc nhóm cao nhất trên thị trường. Tỷ lệ nợ xấu và quản trị rủi ro thực hiện tốt, là ngân hàng đầu tiên hoàn thành cả 3 trụ cột Basel II và được Moody's nâng hạng tín nhiệm trong năm qua.

Kết thúc năm 2019 VIB tiếp tục dẫn đầu trong các mảng kinh doanh cốt lõi: là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ cao và chất lượng hàng đầu thị trường; đứng số 1 về thị phần cho vay mua ô tô tại Việt Nam kể từ năm 2017; số 1 về tăng trưởng cho vay bán lẻ với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 60% kể từ 2017 - 2019; đứng số 1 thị trường về doanh số Bancassurance và số 1 về năng suất bán hàng trên một chi nhánh...

Năm 2020 với diễn biến của dịch bệnh Covid-19, VIB dự tính tăng trưởng lợi nhuận khoảng 10%. Tới hết quý 2 năm nay, ngân hàng đã hoàn thành 52% kế hoạch cả năm, là cơ sở tốt để đạt mục tiêu 4.500 tỷ đồng. "Ban đầu ngân hàng dự tính lợi nhuận cao hơn con số trình cổ đông hôm nay, nhưng do dịch bệnh nên đưa ra con số thận trọng là tăng khoảng 10%. Thời gian tới nếu tình hình dịch bệnh khó lường, phức tạp hơn thì có thể xem xét lại", ông Vỹ nói thêm.

Tại đại hội, cổ đông chất vấn lãnh đạo VIB rằng mảng cho vay mua ô tô đang phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh, với các chính sách khuyến khích phát triển như hoa hồng cho đại lý ô tô...thì ngân hàng có e ngại vị thế số 1 sẽ bị lung lay hay không? 

Ông Đặng Khắc Vỹ trả lời rằng, về các chính sách phát triển như hoa hồng cho bán hàng... ở VIB cũng có từ lâu, thậm chí còn đi trước. Không chỉ có thế, VIB còn có các sản phẩm hỗ trợ phát triển mảng kinh doanh này, chẳng hạn như dòng thẻ thiết kế riêng cho các lái xe ô tô là VIB Zero Interest - đầu tiên và duy nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay.

Còn trong công cuộc cạnh tranh, trên thị trường, càng tham gia trò chơi cạnh tranh sẽ càng làm cho thị trường sôi động hơn, hấp dẫn hơn và khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, được lợi hơn. Và cũng trong công cuộc ấy, bất cứ ai tham gia lâu năm cũng sẽ có những tích luỹ riêng cho mình. "VIB tự tin đi trước về cho vay mua ô tô, và tự hào cứ 100 xe chạy trên đường có 50 xe đi vay vốn thì 14 xe thực hiện vay qua VIB, đây là sự ủng hộ, niềm tin của người tiêu dùng với VIB, là danh tiếng của VIB" - ông Vỹ nói với các cổ đông và khẳng định dù đạt kết quả đó nhưng ngân hàng không thấy thoả mãn mà vẫn luôn cố gắng để giữ vững vị trí số 1.

Chia sẻ thêm về định hướng thời gian tới, chủ tịch VIB cho biết để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong tình hình mới, VIB đã tăng cường đẩy mạnh đầu tư và cho ra đời các sản phẩm số hóa và các sản phẩm thẻ để khuyến khích các giao dịch điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời kích cầu chi tiêu cho nền kinh tế, giúp VIB trở thành một trong những ngân hàng tiên phong và tích cực đóng góp vào việc xây dựng một xã hội không tiền mặt tại Việt Nam.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video