Chủ tịch GTN: GTN có hơn 1.100 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng

Tuần qua, Công ty cổ phần GTNFoods đã có thư gửi nhà đầu tư phản hồi về một số thắc mắc liên quan đến biến động giá cổ phiếu GTN của Công ty trong thời gian qua.

Theo ông Tạ Văn Quyền, Chủ tịch HĐQT Công ty, đây hoàn toàn là yếu tố thị trường, nhất là khi thị trường đã đặt kỳ vọng vào đợt tăng giá cổ phiếu theo diễn biến chung và ETF mua vào khối lượng lớn, nhưng kỳ vọng không xảy ra.

Cập nhật về hoạt động kinh doanh, GTNFoods cho biết, tính đến đầu 2017, GTNfoods đã cơ bản tái cấu trúc xong, từ mô hình công ty đa ngành nghề trở thành công ty chuyên đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, là sự thay đổi chiến lược về các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp. Cơ cấu cổ đông của GTNfoods đã thay đổi từ việc phần lớn cổ phiếu là do nhà đầu tư cá nhân nắm giữ, đến nay các nhà đầu tư tổ chức đã nắm tới hơn 75% vốn điều lệ. trong đó, 52% vốn điều lệ được nắm giữ bởi các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài.

Đến nay, hệ thống quản trị của GTNfoods cũng đã được nâng cấp để trở thành công ty nông nghiệp mang tầm quốc tế với sự tham ra quản trị và điều hành trực tiếp của chuyên gia nước ngoài. GTNFoods cho biết, từ năm 2017 trở đi, hơn 95% doanh thu của GTNfoods đến từ hoạt động sản xuất trực tiếp liên quan tới ngành sữa, chè, chăn nuôi lợn. Công ty hiện đang tập trung tái cấu trúc và thực hiện quá trình tái định vị các thương hiệu nông nghiệp lớn như: Mộc Châu Milk, Vinatea, Lợn Tam Đảo. Đây sẽ là các mảng hoạt động chính giúp GTNfoods tăng trưởng mạnh kể từ năm 2017.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất Q1/2017, vốn chủ sở hữu của GTNfoods đạt gần 3.000 tỷ đồng, hơn 1.100 tỷ đồng tiền mặt được gửi tại ngân hàng, tỷ lệ vốn vay thấp, chủ yếu là vay vốn lưu động; Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh Q1/2017 tăng trưởng mạnh so với 2016.

N.T

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video